ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ CỦA CÂY CHUA KHÉT (Dysoxylum cyrtobotryum Miq) TRONG RỪNG TỰ NHIÊN Ở QUẢNG BÌNH

Abstract

Tóm tắt. Chua Khét là loài cây bản địa có giá trị kinh tế và bảo tồn cao ở khu vực Miền trung, mục tiêu của nghiên cứu là xác định được đặc điểm sinh học và phân bố của cây Chua khét ở tỉnh Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy i) loài Chua khét mọc rải rác và có quan hệ mật thiết với các loài Khổng, Táu, Mãi táp, Nang, Ngát; ii) Chua khét thường phân bố ở những nơi có độ cao từ 75 - 655m, độ dốc từ 10 - 25 độ, nhiệt độ trung bình năm từ 22 - 240C, độ ẩm không khí trung bình năm từ 83 - 84%, lượng mưa từ 2100 - 2300mm/năm, trên các loại đất ferralit đỏ vàng phát triển trên nhiều đá mẹ khác nhau, với độ dày tầng đất từ 90 đến 120 cm, thành phần cơ giới của đất chủ yếu là thịt nhẹ đến trung bình, độ pHKCl = 4 - 4,2, hàm lượng mùn từ 1,7% đến 4,2%, độ tàn che của rừng từ 0,6 - 0,8; iii) Ở cả 3 lâm phần có mức độ Chua khét phân bố nhiều, trung bình và ít, Chua khét không tham gia vào công thức tổ thành cây tái sinh, điều đó chứng tỏ Chua khét tái sinh kém ở trong rừng tự nhiên.

https://doi.org/10.26459/jard.v119i5.2906