ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG DINH DƯỠNG, MẬT ĐỘ BAN ĐẦU ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA HAI LOÀI TẢO BIỂN Chaetoceros muelleri, Tetraselmis suecica VÀ THỬ NGHIỆM NUÔI SINH KHỐI TRONG ĐIỀU KIỆN ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN Ở THỪA THIÊN HUẾ

Abstract

Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng, mật độ ban đầu đến sinh trưởng của vi tảo Chaetoceros muelleri, Tetraselmis suecica và thử nghiệm nuôi sinh khối trong điều kiện ánh sáng tự nhiên với các điều kiện nuôi cơ bản nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy chủng Chaetoceros muelleri phát triển tốt nhất trong môi trường F/2, chủng Tetraselmis suecica phát triển tốt nhất trong môi trường Walne. Với thể tích tiếp giống ban đầu chiếm 10 % tổng thể tích môi trường nuôi, chủng Chaetoceros muelleri phát triển tốt với mật độ cực đại (5,55 ± 0,05)×105 tế bào/mL sau 11 ngày nuôi cấy, có pha cân bằng ổn định; chủng Tetraselmis suecica phát triển tốt ở thể tích tiếp giống ban đầu 15 % tổng thể tích môi trường nuôi với (13,48 ± 0,09)×104 tế bào/mL ở ngày nuôi thứ 9 và có pha cân bằng ổn định. Sinh khối Chaetoceros muelleri nuôi ngoài tự nhiên sau 8 ngày ở thể tích 50 L đạt mật độ cực đại (4,31 ± 0,08)×105 tế bào/mL và ở thể tích 1000 L đạt mật độ cực đại (3,17 ± 0,10)×105 tế bào/mL. Sau 7 ngày nuôi cấy chủng, Tetraselmis suecica đạt mật độ cực đại (14,44 ± 0,14)×104 tế bào/mL ở thể tích 50 L và đạt mật độ cực đại                      (9,23 ± 0,32)×104 tế bào/mL khi nuôi sinh khối trong bể composite 1000 L sau 6 ngày nuôi cấy.

Từ khóa: Chaetoceros muelleri, Tetraselmis suecica, mật độ ban đầu, môi trường nuôi thử nghiệm, vi tảo, thử nghiệm nuôi sinh khối

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3D.4300
PDF (Vietnamese)

References

  1. Đặng Tố Vân Cầm, Trình Trung Phi, Diêu Phạm Hoàng Vy, Lê Thanh Huân, Đặng Thị Nguyên Nhàn (2013), Ảnh hưởng của mật độ ban đầu lên sinh trưởng vi tảo Nannochloropsis và Isochrysis galbana nuôi trong hệ thống tấm, Tạp chí nghề cá sông Cửu Long, (2).
  2. Lê Viễn Chí (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học công nghệ nuôi tảo Silic Skeletonema costatum (Grevilei) Cleve làm thức ăn cho ấu trùng tôm biển, Luận án PTS, Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng, 140 tr.
  3. Nguyễn Thanh Mai, Trịnh Hoàng Khải, Đào Văn Trí, Nguyễn Văn Hùng (2009), Nghiên cứu phân lập, nuôi cấy in vitro tảo silic nước mặn Chaetoceros calcitrans Paulsen, 1905 và ứng dụng nuôi sinh khối tảo làm thức ăn cho tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei), Tạp chí phát triển khoa học và công nghệ, 12 (13), 28–36.
  4. Nguyễn Thị Thúy, Nguyễn Tấn Sĩ (2015), Lựa chọn môi trường nuôi thích hợp cho sự phát triển của tảo Tetraselmis suecica (kylin) butcher, 1959, Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy Sản, (1), 63–67.
  5. Brown M.R. (1991), The amino acid and sugar composition of 16 species of microalgae used in mariculture, Journal of Experimental Marine Biology and Ecology, Elsevier, 145 (1), 79–99.
  6. Brown M.R. (2002), Nutritional Value and Use of Microalgae in Aquaculture, Aquaculture, 60–78.
  7. Chiou S., Su Y.W.W., Su Y.C. (2001), Optimizing production of polyunsaturated fatty acids in Machantia polymorphacell suspension culture, Journal of Biotechnology, 85(3), 247–257.
  8. Robert F. A. Jr., Christopher D. R, Andrew F. R, and Benjamin E. V (1984), Role of silicon in diatom metabolism, Journal of Plant Physiol, 76(3), 674-679.
  9. Guillard R.R.L., Ryther J.H. (1962), Studies of marine planktonic diatoms I. Cyclotella Nana Hustedt and Detonula confervacea (Cleve) Gran, Canadian Journal of Microbiology, 8 (2), 229–239.
  10. Kungvankij P., Tiro L.B., Pudadera B.J., Potestas I.O., Corre K.G., Borlongan E., Talean G.A., Bustilo L.F., Tech E.T., Unggui A., Chua T.E., (1985), Shrimp hatchery design, operation and management, Training manual. 95 pp. Project: FAO-FI--RAS/76/003. Project: FAO-FI--NACA/TR/85/12. Establishment of Network of Aquaculture Centres in Asia. Microfiche no: 86X00888.
  11. Oswald W.J. (1988), Large-scale algal culture systems (engineering aspects), In Borowitzka MA, Borowitzka LJ (eds), Microalgal Biotechnology, Cambridge University press, Cambridge, pp. 357–394.
  12. Persoone G., Claus C. (1980), Mass culture of algae : a bottleneck in the nursery culturing of molluses, In: Algae Biomass, Shoeder G. S. C. J(ed.), Elsevier, Amsterdam, 265–285.
  13. Susana A., Rivero A., Rodrisguez R., Beaumont C.L., Marya V. (2007), The effect of micralgal diets on growth, biochemical composition, and fatty acid profile of Crassostrea corteziensis (Hertlein) juveniles, Aquaculture, 263 (1), 199–210.
  14. Walne P.R. (1970), Studies on the food value of nineteen genera of algae to juvenile bivalves of the genera Ostrea, Crassostrea, Mercenaria, and Mytilis, Fishery Investigations, London Series 2 (26),1– 62.
  15. Wikfors G.H., Ohno M. (2001), Impact of algal research in aquaculture, Journal of Phycology, 37,968 – 974.