TUỔI THÀNH THỤC KINH TẾ CỦA LOÀI CÂY KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) TẠI VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ

Abstract

Tóm tắt: Nghiên cứu này đã củng cố thêm cách xác định tuổi thành thục kinh tế của loài cây Keo tai tượng tại vùng Đông Bắc Bộ. Với lãi suất vay vốn là 7% thì tuổi thành thục kinh tế của loài cây Keo tai tượng tại vùng Đông Bắc Bộ là tuổi 13.Tại thời điểm này, 1 ha rừng có trữ lượng gỗ đạt được là 183,42 m3, sản lượng gỗ là 160,41 m3với tỷ lệ lợi dụng gỗ đạt 87,45%; tỷ lệ gỗ có đường kính trên 15 cm chiếm 68,08%; thu nhập đạt được là khoảng 182 triệu đồng/ha, tỷ lệ gia tăng giá trị gỗ là 7,42%, gần tương đương với lãi suất vay vốn 7%. Tuổi thành thục này dài gần gấp đôi so với các chu kỳ kinh doanh gỗ nhỏ hiện nay. Tuổi này đã đáp ứng được các yêu cầu cung cấp sản phẩm gỗ lớn. Nghiên cứu cũng cho thấy lãi suất vay vốn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục kinh tế của rừng trồng Keo tai tượng ở vùng Đông Bắc Bộ. Khi lãi suất vay vốn tăng lên đến 10% và 15% thì tuổi thành thục kinh tế của cây Keo tai tương sẽ giảm xuống lần lượt là 11 tuổi và 7 tuổi. Nghiên cứu cũng so sánh hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo tai tượng tại tuổi thành thục kinh tế với các chu kỳ trồng rừng gỗ nhỏ hiện nay. Kết quả cho thấy trồng rừng gỗ lớn loài cây Keo tai tượng với chu kỳ dài khoảng 13 tuổi sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các chu kỳ trồng rừng gỗ nhỏ hiện nay. Điều này củng cố thêm cơ sở nhằm khuyến khích người dân phát triển trồng rừng gỗ lớn theo định hướng chính sách của Nhà nước đã đặt ra.

Từ khóa: thành thục kinh tế, keo tai tượng, trồng rừng gỗ lớn, hiệu quả kinh tế

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v128i3A.5214
PDF (Vietnamese)

References

  1. Chính phủ Nước Cộng Hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014), Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18-4-2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao sản lượng, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014–2020, Hà Nội.
  2. Đỗ Văn Bản (2018), Nghiên cứu xác định tuổi thành thục công nghệ và thành thục kinh tế của các mô hình trồng rừng keo lai và keo tai tượng trên một số vùng sinh thái trọng điểm (Đông Bắc Bộ, Trung Bộ và Đông Nam Bộ), Đề tài cấp Bộ NN&PTNT, Đơn vị thực hiện: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2018.
  3. Nguyễn Quang Hà (2014),Xác định tỷ lệ chiết khấu trong định giá tài sản và phân tích dự án đầu tư, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 1, 103–108.
  4. Nguyễn Quang Hà, Dương Thị Thanh Tân(2016),Nghiên cứu xác định chu kỳ kinh doanh rừng trồng tối ưu,Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, 7(458), trang 41–47.
  5. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2003), Phát triển các loài keo Acacia ở Việt Nam, Nxb.Nông nghiệp, Hà Nội.
  6. Đỗ Anh Tuân (2013), Xác định chu kỳ kinh doanh tối ưu rừng trồng keo lai theo quan điểm kinh tế tại công ty lâm nghiệp Lương Sơn, Hòa Bình,Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp.Số 4/2013 3049–3059.
  7. Binkey, C.S. (1987), When is the Optimal Economics Rotation longer than the Rotation of Maximum Sustained Yield?, Journal of Environmental Economics and Management 14, 152–158.
  8. Chang, S.J. (1984), Determination of the Optimal Rotation Age: A theoretical analysis. Forest Ecology and Management, 8, 137–147.
  9. Islam (2013), Optimal Rotation Interval of Akashmoni (Acacia auriculiformis). Plantations in Bangladesh, Karsetsart Journal (Soc. Sci) 34, 181–190.
  10. Ly Meng Seang, Nguyễn Văn Thêm (2009), Xác định chu kỳ khai thác tối ưu về kinh tế đối với rừng tếch ở tỉnh Kampong Cham – Campuchia.
  11. Nambiar, E.K.S., Harwood, C.E. (2014), Productivity of acacia and eucalypt plantations in South-East Asia. 1. Bio-physical determinants of production: opportunities and challenges,International Forestry Review, 16, 1–24.
  12. Pearse, P.H. (1967), The Optimum Forest Rotation, The Forestry Chronicle, 43(2), 178–195.
  13. https://data.worldbank.org/indicator/FR.INR.LEND?view=chart. Truy cập ngày 8/4/2019.