TÍNH ĐA DẠNG HỆ THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH Ở VÙNG ĐỆM THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG, THANH HÓA

Abstract

Qua điều tra hệ thực vật ở vùng đệm thuộc khu BTTN Pù Luông, Thanh Hóa,bước đầu đã xác định được 409 loài, 268 chi và 123 họ của 4 ngành thực vật bậc cao cómạch; đã xác định được 9 loài có nguy cơ bị tuyệt chủng được ghi trong sách đỏ Việt Nam,với 7 loài sẽ nguy cấp và 2 loài sắp nguy cấp. Về giá trị sử dụng: nhóm cây làm thuốc có sốloài cao nhất với 130 loài, cây cho gỗ 47 loài, cây ăn được 25 loài, cây làm cảnh với 13 loài,cây cho tinh dầu 35 loài, cây công dụng khác 17 loài. Xét các yếu tố địa lý thì yếu tố nhiệtđới chiếm 72,37%, yếu tố đặc hữu đứng thứ 2 chiếm 19,56%; yếu tố ôn đới chiếm 2,93%và thấp nhất là yếu tố cây trồng chiếm 0,24%. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi đã lậpphổ dạng sống của hệ thực vật như sau: SB = 81,66 Ph + 5,38 Ch + 3,67 Hm + 4,40 Cr +4,89 Th.Từ khóa: Đa dạng, dạng sống, bảo tồn thiên nhiên, yếu tố địa lý, thực vật, Pù Luông
https://doi.org/10.26459/jard.v79i1.3124