ĐỊNH TÍNH COUMARIN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KHÁNG KHUẨN CỦA DỊCH CHIẾT TỪ MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT ĐƯỢC NGƯỜI MƯỜNG Ở NHO QUAN - NINH BÌNH, BÁ THƯỚC-THANH HÓA SỬ DỤNG ĐỂ CHỮA BỆNH THEO KINH NGHIỆM BẢN ĐỊA

Abstract

Từ 10 mẫu cây thuốc được đồng bào dân tộc Mường xã Quang Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và xã Cổ Lũng, Lũng Cao, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa sử dụng để làm thuốc, chúng tôi đã tiến hành định tính để xác định sự có mặt của coumarin bằng cả hai phương pháp sắc ký lớp mỏng và phản ứng hoá học của nhóm lacton. Kết quả cho thấy hầu hết các mẫu nghiên cứu đều có thể chứa coumarin hoặc dẫn xuất của chúng. Tiếp theo, dịch chiết từ 10 cây thuốc này được đánh giá khả năng kháng khuẩn, kết quả cho thấy 8/10 loài nghiên cứu đều có khả năng kháng lại đồng thời cả 4 loại vi khuẩn gây bệnh. Trong đó, hai loài Zanthoxylum acanthopodium DC. Pterolobium integrum Craib thể hiện tính kháng rất rõ rệt.

Từ khóa: Coumarin, phương pháp sắc ký lớp mỏng, kháng khuẩn.

https://doi.org/10.26459/jard.v75i6.3135