SỬ DỤNG ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG CỠ LỚN (MACROINVETEBRATES) VÀ CHỈ SỐ SINH HỌC ASPT ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG AN CỰU THÀNH PHỐ HUẾ

Abstract

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành thu thập thành phần các họ động vật không xương sống cỡ lớn ở sông An Cựu và sử dụng chúng làm chỉ thị sinh học để đánh giá chất lượng nước mặt tại 07 điểm trên sông An Cựu thông qua hệ thống tính điểm BMWPViet và chỉ số sinh học ASPT. Nghiên cứu cho thấy chất lượng nước sông An Cựu hầu hết đang bị ô nhiễm thuộc loại nước bẩn vừa α – Mesosaprobe, đa số các thông số hóa học vượt quá tiêu chuẩn chất lượng nước mặt cột A và cột B (QCVN08:2008/BTNMT). Chỉ có tại khu vực cầu Kho Rèn (vào tháng 5) và Cầu Ga (tháng 3) có mức bẩn vừa β. Vùng nước ở chợ Bến Ngự (M2) và chợ An Cựu (M5) đã xảy ra ô nhiễm cục bộ về hữu cơ và ô nhiễm sinh học tương đối cao trong khi khu vực cầu Kho Rèn có sự ô nhiễm thấp nhất. Giá trị chỉ số sinh học dao động từ 3,12 điểm – 5,0 điểm.

https://doi.org/10.26459/jard.v75i6.3150