NGHIÊN CỨU SỨC SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GÀ DABACO VÀ GÀ JAPFA NUÔI THỊT TẠI THỪA THIÊN HUẾ

Abstract

Tóm tắt: Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá sức sản xuất và hiệu quả chăn nuôi hai nhóm gà DABACO và JAPFA từ 1 ngày tuổi đến 12 tuần tuổi (khi xuất bán lấy thịt). Mỗi nhóm gà 1000 con, phân ngẫu nhiên vào 3 lô (3 lần lặp lại). Hai nhóm gà được đưa vào nuôi so sánh trong cùng điều kiện với quy trình như nhau vào năm 2015 và lặp lại vào năm 2016. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của gà DABACO ở hai năm tương ứng là 99,55 % và 98,18 %, của gà JAPFA là 98,21 % và 93,81 %. Khối lượng khi bán với gà DABACO: 1450,4 g/con đến 1504,0 g/con, gà JAPFA: 1358,7 g/con đến 1409,0 g/con. Khối lượng gà DABACO lớn hơn JAPFA 6,42 % đến 6,75 %. Chi phí thức ăn cho 1 kg khối lượng tăng, tương ứng  2,69 kg đến 2,97 kg và 2,87 kg đến 3,27 kg. Sau 3 tháng nuôi với 1000 gà/lứa, người chăn nuôi thu lời 36,96 triệu đồng đến 40,25 triệu đồng (gà DABACO) và 28,046 triệu đồng đến 34,696 triệu đồng (gà JAPFA), lợi nhuận tương ứng 50 % đến 59 % và 39 % đến 53 %. Hiệu quả chăn nuôi gà DABACO ổn định và cao hơn gà JAPFA 11,56 % đến 26,88 %. Từ kết quả nghiên cứu này ta có thể đưa ra khuyến cáo đến người chăn nuôi là nên chọn gà DABACO cho nuôi thịt ở Thừa Thiên Huế và một số tỉnh miền trung nước ta. 

Từ khóa: gà DABACO, gà JAPFA, khối lượng, hiệu quả chăn nuôi

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3A.3841
PDF (Vietnamese)

References

  1. Nguyễn Đức Chung, Nguyễn Đức Hưng (2015), “Khả năng sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi của gà CP (chi nhánh Xuân Mai, Hà Nội) nuôi thịt tại Thừa Thiên Huế”, Kỷ yếu hội nghị khoa học CNTY toàn quốc Cần Thơ, ngày 28-29/04/2015, 188-194.
  2. Nguyễn Đức Chung, Nguyễn Đức Hưng, Lã Văn Kính, Phạm Ngọc Trung (2015), Ảnh hưởng của chế phẩm có nguồn gốc thảo dược CP5 đến sức sản xuất thịt và trứng của gà nuôi tại Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Đại Học Huế chuyên san Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (100), tháng 1/2015, 71-83.
  3. Nguyễn Đức Chung, Nguyễn Đức Hưng (2015), Khả năng sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi gà Ri lai (1/4 Lương Phượng x 3/4 Ri), Tạp chí Khoa học và Công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,(4), 14-19.
  4. Nguyễn Đức Chung, Nguyễn Đức Hưng (2015), Sử dụng các công thức ăn hỗn hợp của Công ty Greenfeed (nhà máy Bình Định) sản xuất cho gà Ri lai 168 GF nuôi tại Quảng Trị Tạp chí Khoa học Và Công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát Triển nông thôn, (16), 88-94.
  5. Nguyễn Đức Chung, Lã Văn Kính, Nguyễn Đức Hưng (2016), Tác động của chế phẩm thảo dược CP4 đến sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi gà lai nuôi thịt tại Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, (2), 87-92.
  6. Bùi Hữu Đoàn (chủ biên), Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Huy Đạt (2011), Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.
  7. Nguyễn Minh Hoàn (2014), Báo cáo tổng kết đề tài, Nghiên cứu chọn lọc và nhân giống gà ri ở Thừa Thiên Huế, Mã số: DHH-2012-02-16.
  8. Nguyễn Đức Hưng (2014), Khả năng sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi của các nhóm gà Ri lai nuôi thịt 8-13 tuần tuổi, Tạp chí khoa học - Đại học Huế, Chuyên san khoa học Nông Nghiệp, Sinh học và Y Dược, 91A, (3), 75-82.
  9. http://www.japfavietnam.com/san-pham/ga-giong/ga-ta-tha-vuon/king-503-detail
  10. http://www.dabaco.com.vn/vn/cac-cong-ty-con/cong-ty-tnhh-mtv-ga-giong-dabaco.html.