ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN THUỶ ĐIỆN SÔNG TRANH 2 ĐẾN SINH KẾ VÀ TIẾP CẬN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA NGƯỜI DÂN TẠI QUẢNG NAM

Abstract

Tóm tắt: Hệ thống đập thuỷ điện ở Việt Nam đã và đang được xây dựng dày đặc trên các hệ thống sông ngòi. Bài báo này phân tích những tác động của xây dựng đập thuỷ điện đến sinh kế của người dân ở cả vùng thượng nguồn và hạ nguồn ở của đập thuỷ điện Sông Tranh 2, cũng như chỉ ra những hạn chế chính sách liên quan đến phát triển đập thuỷ điện, tái định cư và đền bù. Nghiên cứu sử dụng các công cụ PRA để thu thập thông tin và sử dụng các thống kê thông thường để tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở cả vùng thượng nguồn và hạ nguồn các hoạt động sinh kế đều bị đảo lộn và giảm thu nhập, gia tăng tình trạng hạn hán, thiếu nước. Tại khu tái định cư tại thượng nguồn, chính sách đền bù và tái định cư chưa thoả đáng, thiếu chính sách hỗ trợ hậu tái định cư đã đẩy người dân tái định cư vào những khó khăn trầm trọng như mất khả năng tiếp cận và khai thác lâm sản ngoài gỗ ở rừng tự nhiên, mất đất canh tác và các hoạt động sinh kế. Cộng đồng ở hạ nguồn cũng chịu những tác động tiêu cực khá nghiêm trọng. Quá trình tích và xả nước bất hợp lý của đập thuỷ điện khiến hoạt động sản xuất nông nghiệp bị thiếu nước vào mùa khô và ngập lụt vào mùa mưa. Những lỗ hổng trong luật tài nguyên nước và chính sách đền bù, tái định cư đã làm cho việc phát triển đập thuỷ điện gây ra nhiều tác động tiêu cực. Để khắc phục những vấn đề này, các bên liên quan cần phối hợp và có những điều chỉnh để chiến lược phát triển đập thuỷ điện của Việt Nam thực sự là chiến lược tốt cho sự phát triển bền vững ở tương lai.

Từ khoá: đền bù, tái định cư, sinh kế, tiếp cận tài nguyên thiên nhiên, thuỷ điện

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3B.3925
PDF (Vietnamese)

References

  1. Bromley D. W. (1992), Making the Common Work Theory, Practice and Policy, ICS Press, San Francisco.
  2. William D. Sunderline & Huỳnh Thu Ba (2005), Giảm nghèo và rừng ở Việt Nam.
  3. CODE. (2000), Giá phải trả cho thuỷ điện không rẻ, 2010.
  4. Ellis Fran. (2004), Livelihood diversification and natural resource access, Food and agriculture organization of the united nations.
  5. ICEM. (2008), Strategic Environmental Assessment of the Quang Nam Province Hydropower Plan for the Vu Gia-Thu Bon River Basin, Prepared for the ADB, MONRE, MOITT & EVN, Hanoi, Viet Nam.
  6. Nga Dao Thi (2010), Dam Development in Vietnam. The Evolution of Dam-Induced Resettlement Policy, Water Alternatives.
  7. Nguyen Huy Hoach (2010), Vietnam hydropower – Current situation and development plan.
  8. UBND tỉnh Quảng Nam PPC(2012), Báo cáo rà soát phát triển đập thuỷ điện ở Quảng Nam.
  9. UBND tỉnh Quảng Nam (2014), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Nam.
  10. UBND xã Trà Bui (2010), Báo cáo kinh tế xã hội xã Trà Bui.
  11. UBND huyện Bắc Trà My (2013), Báo cáo về tình hình đời sống nhân dân tại các khu tái định cư công trình thuỷ điện Sông Tranh 2, huyện Bắc Trà My.
  12. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam (2013), Báo cáo thiệt hại nông nghiệp do thiên tai gây ra.
  13. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng, (2014), Báo cáo cuối năm.
  14. WCD. (2000), A new framwork for decision-marking.
  15. Tortajada (2001), C. Environmental Sustainability of Water Projects, Envioment Royal Institute of Technology, Stockholm, Sweden.