ỨNG DỤNG VIỄN THÁM ĐỂ NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT ĐẤT PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHÁY RỪNG Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

Abstract

 Mục đích của nghiên cứu này là sử dụng ảnh vệ tinh đa thời gian để đánh giá sự thay đổi nhiệt độ bề mặt đất. Nghiên cứu đã sử dụng kênh nhiệt tháng 4 năm 2003 và 2016 của ảnh Landsat để tính toán nhiệt độ bề mặt đất ở tỉnh Quảng Bình thông qua độ phát xạ. Phương pháp này thay thế việc sử dụng một hệ số phát xạ chung cho toàn khu vực của các phương pháp truyền thống. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu được so sánh, kiểm chứng với kết quả nhiệt độ bề mặt đất tính theo phương pháp sử dụng hệ số phát xạ chung cho các đối tượng điển hình để đánh giá độ chính xác. Kết quả nghiên cứu cho thấy phạm vi và ngưỡng nhiệt độ bề mặt khu vực nghiên cứu có sự biến đổi đáng kể năm 2016 so với năm 2006. Nghiên cứu là một trong những cơ sở để đưa ra các giải pháp thích ứng và ứng phó nhằm giảm thiểu những hậu quả của biến đổi khí hậu tác động lên khu vực, đặc biệt là trong công tác phòng cháy, theo dõi và giám sát cháy rừng.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3D.4279
PDF (Vietnamese)

References

  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2004), Cẩm nang ngành lâm nghiệp, Chương "Phòng cháy và chữa cháy rừng", Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác.
  2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường, Hà Nội.
  3. Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình (2016), Báo cáo tổng kết công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng giai đoạn 2000–2015.
  4. Nguyễn Văn Lợi (2011),Giáo trình GIS trong lâm nghiệp, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội.
  5. Nguyễn Đức Lý, Ngô Hải Dương, Nguyễn Đại (2013), Khí hậu và thủy văn Quảng Bình, Hà Nội, Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
  6. Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình (2012), Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.
  7. Rinawati F., Stein K., and Lindner A. (2013), Climate Change Impacts on Biodiversity – The Setting of a Lingering Global Crisis. Diversity, 5, 114–123; doi: 10.3390/d5010114, ISSN1424 2818.
  8. Gholamreza J. G., Bahram G., Osman M. D. (2012), Forest fire risk zone mapping form Geographic Information System in Northern Forests of Iran (Case study, Golestan province). International Journal of Agriculture and Crop Science, 4(12): 818–824.