NHÂN GIỐNG IN VIVO CÂY BÁCH BỆNH (EURYCOMA LONGIFOLIA JACK)

Abstract

Tóm tắt: Bài báo này trình bày các nghiên cứu về nhân giống cây bách bệnh (Eurycoma longifolia Jack) bằng kỹ thuật giâm hom và gieo hạt. Hom giâm trước khi xử lý chất kích thích sinh trưởng đã được ngâm trong dung dịch diệt nấm Benlat-C 0,1 %. Kết quả cho thấy sau 4 tháng hom giâm bắt đầu nảy chồi và sau 6 tháng đã xuất hiện rễ. Trong đó, xử lý bằng Auxin Indole acetic acid (IAA) nồng độ 1250 mg/L cho kết quả tốt nhất đối với hom đầu ngọn (23,45 % nảy chồi và 5,56 % xuất hiện rễ), IAA nồng độ 1000 mg/L thích hợp cho hom đoạn thân (51,84 % nảy chồi và 52,22 % xuất hiện rễ). Ở trường hợp gieo hạt, tỉ lệ nảy mầm cao nhất đạt được đối với hạt có độ thuần 78 % sau 30 ngày gieo là 28 % khi được xử lý nhiệt trong khoảng 40–45 °C trong 8 giờ. Giá thể có thành phần 89 % đất cát + 10 % phân chuồng + 1 % lân cho kết quả cao nhất về tỷ lệ sống, chiều cao và đường kính gốc lần lượt là 100 %, 7,98 cm và 0,27 cm.

Từ khóa: bách bệnh, giâm hom, gieo hạt, nhân giống

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v127i3A.4438
PDF (Vietnamese)

References

  1. Nguyễn Minh Khởi, Nguyễn Văn Thuận, Ngô Quốc Luật (2013), Kỹ Thuật trồng cây thuốc, Nhà xuất bản Nông Nghiệp 2013.
  2. Phạm Thị Như Hồng (2006), Khảo sát thành phần hóa học của cây bá bệnh Eurycoma longifolia Jack họ Thanh thất (Simarubaceae), Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. HCM.
  3. Trần Thu Hương, Trần Hồng Quang, Phan Văn Kiệm, Châu Văn Minh (2007), Các hợp chất quassioit từ lá cây bách bệnh Eurycoma longifolia, Tạp chí Khoa học và Công nghệ 45 (1B), 102–107.
  4. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb. Y học, Hà Nội.
  5. Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Tập, Báo cáo kết quả đề tài Đánh giá tiềm năng dược liệu bốn huyện vùng cao tỉnh Hà Giang - Xây dựng đề án qui hoạch và phát triển (Bốn huyện vùng cao Đồng Văn, Yên Minh, Mèo Vạc, Quản Bạ), 1999.
  6. Guidelines on Conservation of Medicinal Plants (1993), WHO, IUCN & WWF.
  7. Hamilton A. C. (2003), Medicinal plants, conservation and livelihoods, Biodiversity and Conservation 13, 1477–1517.
  8. Kartikawati S. M, Zuhud E. A. M, Hikmat A., Kartodihardjo H., Fuadi M. (2014), Habitat preferences, distribution pattern, and root weight estimation of Pasak Bumi (Eurycoma longifolia Jack.), JMHT 20, 43–50.
  9. Keng C. L., Sai S. T. & Teo C. K. H. (2002), A Preliminary Study on the Germination of Eurycoma longifolia Jack (Tongkat Ali) Seeds, Pertanika J. Trap. Agric. Sci, 25 (1), 27–34. ISSN: 1511–3701, University Putra Malaysia Press.
  10. Low B. S., Das P. K., Chan K.L. (2013), Standardized quassinoid-rich Eurycoma longifolia extract improved spermatogenesis and fertility in male rats via the hypothalamic-pituitary-gonadal axis. Journal of Ethnopharmacology, 145 (3), 706–714.
  11. Varghese C. P., Ambrose C., Jin S. C., Lim Y., Keisaban T. (2013), Antioxidant and anti-inflammatory activity of Eurycoma longifolia Jack, a traditional medicinal plant in Malaysia, International Journal of Pharmaceutical Science and Nanotechnology, 5 (4), 1875–1878.