KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM VÀ HẠN CHẾ BỆNH HÉO RŨ GỐC MỐC TRẮNG LẠC (Sclerotium rolfsii) CỦA DUNG DỊCH NANO BẠC

Abstract

Tóm tắt: Bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii gây ra là một bệnh nguy hiểm trên cây lạc. Để hạn chế bệnh hại, cần áp dụng một hệ thống quản lý tổng hợp bao gồm sử dụng thuốc hóa học, sử dụng các tác nhân phòng trừ sinh học và sử dụng biện pháp canh tác. Trong những năm gần đây, nano bạc đã được nghiên cứu và ứng dụng phòng trừ một số bệnh hại cây trồng. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu trong hạn chế bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên cây lạc. Trong nghiên cứu này, hiệu quả kháng nấm và hạn chế bệnh hại của nano bạc được thực hiện trong điều kiện in vitro và trong điều kiện nhà lưới. Kết quả nghiên cứu cho thấy nano bạc hạn chế nấm S. rolfsii cả trên môi trường đặc (Potato Dextrose Agar – PDA) và môi trường lỏng (Potato Dextrose Broth – PDB). Tuy nhiên, trong môi trường lỏng, nano bạc thể hiện khả năng kháng nấm cao hơn trên môi trường đặc. Trong điều kiện nhà lưới, nano bạc hạn chế tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh và tỷ lệ cây chết đối với bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên cây lạc.

Keywords: héo rũ gốc mốc trắng, cây lạc, nano bạc, Sclerotium rolfsii

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v127i3A.4461
PDF (Vietnamese)

References

  1. Branch, W. D. and T. B. Brenneman (1999), Stem rot disease evaluation of mass-selected peanut populations, Crop Protection 18, 127–130.
  2. Eslami, A. A., Khodaparast A. A., Mousanejad S. and Dehkaei F. P. (2015), Evaluation of the virulence of Sclerotium rolfsii isolates on Arachis hypogaea and screening for resistant genotypes in greenhouse conditions, Hellenic Plant Protection Journal, 8, 1–11.
  3. Grichar, W. J. (1995), Management of stem rot of peanuts (Arachis hypogaea) caused by Sclerotium rolfsii with fungicides, Crop Protection, 14, 111–115.
  4. Kabir Lamsal, Sang Woo Kim, Jin Hee Jung, Yun Seok Kim, Kyong Su Kim and Youn Su Lee (2011), Application of silver nanoparticles for the control of Colletotrichum species in vitro and pepper anthracnose disease in field, Mycobiology, 39 (3), 194–199.
  5. Kim, Sang Woo, Jin Hee Jung, Kabir Lamsal, Yun Seok Kim, Ji Seon Min and Youn Su Lee (2012), Antifungal effects of silver nanoparticles (agnps) against various plant pathogenic fungi, Mycobiology, 40, 53–58.
  6. Le, C. N., M. Kruijt and J. M. Raaijmakers (2012), Involvement of phenazines and lipopeptides in interactions between Pseudomonas species and Sclerotium rolfsii, causal agent of stem rot disease on groundnut, Journal of Applied Microbiology, 112, 390–403.
  7. Mehan, V. K., C. D. Mayee and D. McDonald (1994), Management of Sclerotium rolfsii caused stem and pod rots of groundnut - a critical-review, International journal of pest management, 40, 313–320.
  8. Mehra R. K., Winge D. R. (1991), Metal ion resistance in fungi: molecular mechanisms and their regulated expression, Journal of Cellular Biochemistry, 45, 30–40.
  9. Nguyễn Thị Nguyệt, Nguyễn Thị Thanh, Trần Văn Minh Minh và Lê Như Cương (2004), Kết quả nghiên cứu nhóm bệnh héo rũ hại lạc và một số biện pháp phòng trừ tại Quảng Bình, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 4, 1537–1538.
  10. Punja, Z. K. (1985), The biology, ecology, and control of Sclerotium rolfsii, Annual Review of Phytopathology, 23, 97–127.
  11. Sai, L. V., P. Anuradha, K. Vijayalakshmi and N. P. E. Reddy (2010), Biocontrol of stem rot of groundnut Incited by Sclerotium rolfsii and in vitro compatibility of potential native antagonists with fungicides, Journal of Pure and Applied Microbiology, 4, 565–570.
  12. Servin, Alia, Wade Elmer, Arnab Mukherjee, Roberto De la Torre-Roche, Helmi Hamdi, Jason C White, Prem Bindraban and Christian Dimkpa (2015), A review of the use of engineered nanomaterials to suppress plant disease and enhance crop yield, Journal of Nanoparticle Research, 17, 92.
  13. Topps, J. H. and R. L. Wain (1957), Investigations on fungicides. III. The fungitoxicity of 3‐ and 5‐alkyl‐salicylanilides and para‐chloroanilides, Annals of Applied Biology, 45, 506–511.
  14. Woodward, J. E., Brenneman T. B., Kemerait R. C., Smith N. B., Culbreath A. K. and Stevenson K. L. (2008), Use of resistant cultivars and reduced fungicide programs to manage peanut diseases in irrigated and nonirrigated fields, Plant Disease, 92, 896–902.