ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM BOKASHI TRẦU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ HỆ SỐ CHUYỂN ĐỔI THỨC ĂN CỦA CÁ CHẠCH BÙN (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842)

Abstract

Tóm tắt: Thí nghiệm được tiến hành trong bể xi măng với 3 nghiệm thức (NT) được bổ sung các mức bokashi trầu khác nhau vào thức ăn của cá (NT1–10 mL/kg, NT2–15 mL/kg và NT3–20 mL/kg) và nghiệm thức đối chứng không bổ sung bokashi trầu (ĐC). Con giống có chiều dài trung bình 5,3 cm và trọng lượng trung bình 6,2 gam, được thả với mật độ 100 con/m3. Sau 4 tháng thí nghiệm nuôi cá Chạch bùn thu được một số kết quả sau: Các yếu tố môi trường (Nhiệt độ, pH, DO và NH3) trong thời gian thí nghiệm nằm trong ngưỡng cho phép đối với cá. Kết quả về tăng trưởng cho thấy chế phẩm bokashi trầu đã ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá (p < 0,05), ở NT3 cá tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là NT2, NT1 và cuối cùng là nghiệm thức ĐC. Tỷ lệ sống của cá Chạch bùn cao ở NT2 và NT3, lần lượt là 89,4 % và 89,6 %, tiếp đến là NT1 88,3 % và nghiệm thức ĐC cho tỷ lệ sống thấp nhất 82,5 % (p < 0,05). Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ở NT3 là 1,73 thấp hơn so với NT2 là 1,74, NT1 là 1,79 và nghiệm thức ĐC là cao nhất là 1,84                       (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung chế phẩm bokashi trầu 15–20 mL/kg thức ăn giúp cải thiện tăng trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển đổi thức ăn của cá Chạch bùn (p < 0,05).

Từ khóa: bokashi trầu, cá Chạch bùn, tăng trưởng, tỷ lệ sống

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v127i3B.4929
PDF (Vietnamese)

References

  1. Nguyễn Quang Linh (2009), Sử dụng chế phẩm Bokashi trầu và an toàn sinh học trong NTTS ở vùng đầm phá Tam Giang –Cầu Hai. Hội nghị Công nghệ sinh học, 26–27/11/2009, Thái Nguyên.
  2. Võ Ngọc Thám (2012), Công nghệ sinh sản thành công cá Chạch (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) tại Khánh Hòa, Đại học Nha Trang, kỷ yếu hội thảo khoa học 2012, 23–27.
  3. Nguyễn Đình Trung (2004), Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.
  4. Gatlin D. M., Li P., Wang X., Burr J. S., Castille A. L. (2006), Potential application of prebiotics in aquaculture. Symposium Internacional de Nutricion Acucola. In: SUAREZ, L. E. C. (ed.). Mexico.
  5. Genc M. A., Yilmaz E., Genc E. & Aktas M. (2007), Effects of dietary mannan oligosaccharides (MOS) on growth, body composition, and intestine and liver histology of the hybrid Tilapia (Oreochromis niloticus×O. aureus ), Israel Journal of Aquaculture, 59, 10–16.
  6. Gibson G. R., Probert H. M., Van L. J., Rastall R. A. & Roberfroid M. B. (2004), Dietary modulation of the human colonic microbiota: Updating the concept of prebiotics. Nutrition Research Reviews, 17, 259–275.
  7. Rosen G. D. (2006), The nutritional effects of tetrac yclines in broiler feeds. XX World’s Poultry Congress, New Delhi, India (WPSA), 141–146.
  8. Sang H. M. & Fotedar R. (2011), The mannan oligosaccharide in Aquaculture. In: NICOLE, S. G. (ed.) Oligosaccharides: Sources, Properties and Applications. NOVA.
  9. Teitelbaum J. E. & Walker W. A. (2002), Nutritional impact of pre and probiotics as protective gastrointestinal organisms, Annual Review Nutrition, 22, 107–138.