ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ CẤU TRÚC PHÂN TỬ CỦA LOÀI THIÊN MÔN CHÙM (ASPARAGUS RACEMOSUS WILD.) TẠI TỈNH GIA LAI, VIỆT NAM

Abstract

Tóm tắt: Thông qua các thông số về hình thái lá, hoa, quả, và rễ củ, các tác giả đã xác định đối tượng nghiên cứu là Thiên môn chùm (Asparagus racemosus). Mặt khác, để tăng độ tin cậy, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc phân tử của loài thực vật này để xác định các thông số về di truyền học thực vật gồm (1) Trong sơ đồ cây phả hệ vùng trình tự ITS1, mẫu phân tích (Analysis sample-AS) xếp gọn giữa taxa Asparagus racemosus GU474426 và taxa A. racemosus KR215620 đã được công bố trên GenBank với độ tin cậy (bootstrap) 99%; mẫu AS và taxa Asparagus cochinchinensis JN171595 và taxa A. cochinchinensis JN171599 xếp ở 2 nhánh phả hệ khác nhau; (2) Trong cây phả hệ vùng trình tự matK, mẫu AS xếp chung nhóm với loài Asparagus rcemosus KR215620 với độ tin cậy (bootstrap) 64%; mẫu AS và loài Asparagus cochinchinensis xếp ở 2 nhánh phả hệ khác nhau. Như vậy, loài thực vật thuộc chi Măng tây phân bố tự nhiên tại tỉnh Gia Lai, Việt Nam chính là Thiên môn chùm (Asparagus racemosus Wild.).

Từ khóa: Thiên môn chùm, cấu trúc phân tử, Gia Lai, Việt Nam

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v128i3A.5050
PDF (Vietnamese)

References

  1. Tài liệu tham khảo
  2. Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Cây cỏ Việt Nam, Nxb. trẻ Tp Hồ Chí Minh, 1–3, 481–483.
  3. Võ Thị Minh Phương, Nguyễn Trí Bảo và Nguyễn Văn Vũ (2017), "Đặc điểm sinh học và hiện trạng phân bố cây Thiên môn (Asparagus sp.) tại xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai", Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, 1(2), 331–336.
  4. Nguyễn Duy Thuần ( 2015), Tác dụng lợi sữa, chữa mất sữa, ít sữa của cây Shatavari - Thiên Môn Chùm, truy cập ngày 19/8/2018, tại trang web http://suckhoedoisong.vn/pgsts-nguyen-duy-thuan-noi-ve-tac-dung-loi-sua-chua-mat-sua-it-sua-cua-cay-shatavari-thien-mon-chum-n102947.html.
  5. Viện Sinh thái Miền Nam - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2017), Kết quả giám định loài Thiên môn chùm (Asparagus racemosus Wild.).
  6. A. J. Fazekas et al (2012), DNA Barcoding Methods for Land Plants, 223–252.
  7. Amit Chawla et al (2011), Asparagus racemosus (Willd): Biological Activities & its Active, PrinciplesIndo-Global Journal of Pharmaceutical Sciences. 1(2), 113–120.
  8. AR. Rao (1981), Inhibitory action of Asparagus racemosus on DMBA-induced mammary carcinogenesis in rats, Int J Cancer, 28, 607–610.
  9. Flora of China, Asparagus, 24, 208.
  10. K. Sairam et al. (2003), Gastroduodenal ulcer protective activity of Asparagus racemosus. An experimental, biochemical and histological study, J Ethnopharmacol 86(1), 1–10.
  11. KK. Bhutani et al (2010), Apoptosis inducing activity of steroidal constituents from Solanum xanthocarpum and Asparagus racemosus, Phytomedicine, 17, 789–793.
  12. N. Wiboonpun et al (2004), Identification of antioxidant compound from Asparagus racemosus, Phytother Res., 18, 771–773.
  13. Nishritha Bopana và Sanjay Saxena (2007), Asparagus racemosus -Ethnopharmacological evaluation and conservation needs, Journal of Ethnopharmacology. 110(1), 1–15.
  14. PV. Sharma and S. Charaka (2001), Chaukhambha orientalis, Varanasi: India.
  15. RK. Goyal et al (2003), Asparagus racemosus an update, Indian J Med Sci. 57(9), 408–414.
  16. RK. Sharma and B. Dash (2003), Charaka samhita-text with English translation and critical exposition based on Chakrapani Datta’s Ayurveda dipika, India: Chowkhamba Varanasi.
  17. M.K.R. Srikantha (1997), Appendix and indices, Varanasi: Krishnadas Academy.
  18. T. J. White et al. (1990), Amplification and direct sequencing of fungal ribosomal RNA genes for phylogenetics, 315–322.
  19. The Plant list Species in Asparagus, aceess date 02/9/2017, at the web:
  20. http://www.theplantlist.org/1.1/browse/A/Asparagaceae/Asparagus/.