ĐỊNH DANH THÀNH PHẦN LOÀI CÁ TỲ BÀ BƯỚM (Sewellia spp.) PHÂN BỐ Ở THỪA THIÊN HUẾ DỰA TRÊN ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ DNA MÃ VẠCH

Abstract

Tóm tắt: Giống cá Tỳ bà bướm (Sewellia) có kích thước nhỏ được khai thác từ tự nhiên phục vụ nhu cầu nuôi cảnh trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, việc phân loại thành phần loài thuộc giống cá này dựa trên hình thái ngoài chưa có sự thống nhất giữa các khóa phân loại. Tổng số 32 mẫu thuộc giống Sewellia đã được thu tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng 2/2017 đến tháng 12/2017. Các chỉ tiêu hình thái ngoài của cá được đo đếm và mô tả để định danh đến loài. Đồng thời, việc định danh các mẫu cá cũng được hỗ trợ bởi phương pháp giải trình tự đoạn gen 16S rDNA và Cytochrome c oxidase I (COI). Phân tích chỉ tiêu hình thái và giải trình tự gen cho thấy hai loài cá thuộc giống Sewellia phân bố ở Thừa Thiên Huế là Sewellia lineolata (Valenciennes, 1846) và Sewellia albisuera Freyhof, 2003. Đây là lần đầu tiên loài Sewellia albisuera được ghi nhận phân bố tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Từ khóa: Sewellia lineolata, Sewellia albisuera, COI, 16S rDNA

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v128i3C.5125
PDF (Vietnamese)

References

  1. Nguyễn Văn Hảo (2005), Cá nước ngọt Việt Nam, tập II, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.
  2. Hebert, P. D. N., Cywinska, A., Ball, S. L. and deWaard, J. R. (2003), Biological identifications through DNA barcodes, Proceedings of the royal society B:Biological sciences, 270, 313–321.
  3. Vũ Cẩm Lương (2008), Cá cảnh nước ngọt, Nxb. Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.
  4. Võ Văn Phú và Nguyễn Duy Thuận (2009), Cấu trúc thành phần loài cá ở hệ thống sông Ô Lâu, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học Đại học Huế, 55, 61–71.
  5. Nguyễn Phương Thảo và Dương Thúy Yên (2015), So sánh đặc điểm hình thái và DNA mã vạch của hai loài cá Bống trân Butis butis và Butis humeralis, Tap chí Khoa hoc Trường Đại học Cần Thơ, Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ sinh học, 40(2), 23–30.
  6. Bingpeng X., L. Heshan, Z. Zhilan, W. Chunguang, W. Yanguo,
  7. and W. Jianjun (2018), DNA barcoding for identification of fish species in the Taiwan Strait, PLOS ONE, 13(6), 1–13.
  8. Boidya P., W. Haque and Md. Mizanur Rahman (2015), Molecular identification and phylogenetic assessment of some marine catfishes of the bay of Bengal, International Journal of Pure and Applied Zoology, 3(4), 279–286.
  9. Freyhof J. (2003), Sewellia albisuera a new balitorid loach from Central Vietnam (Cypriniformes: Balitoridae), Ichthyological Exploration of Freshwaters, 14(3), 225–230.
  10. Kottelat M. (1994), Rediscovery of Sewellia lineolata in Annam, Viet Nam (Teleostei: Balitoridae), Zoologische Mededelingen, 68(11), 109–112.
  11. Kottelat M. (2012), Conspectus cobitidum: an inventory of the loaches of the world (Teleostei: Cypriniformes: Cobitoidei), The Raffles Bulletin of Zoology, Suppl, 26 , 1–199.
  12. Kumar R., P. J. Singh, N. S. Nagpure, B. Kushwaha, S. K. Srivastava and W. S. Lakra (2007), A non-invasive technique for rapid extraction of DNA from fish scales, Indian Journal of Experimental Biology, 45, 992–997.
  13. Lakra W. S., M. Singh, M. Goswami, A. Gopalakrishnan, K. K.
  14. Lal, V. Mohindra, U. K. Sarkar, P. P. Punia, K. V. Singh, J. P. Bhatt and S. Ayyappan (2015), DNA barcoding Indian freshwater fishes, Mitochondrial DNA, 27(6), 1–8.
  15. Sambrook J., Fritsch E.F., and Maniatis T. (1989), Molecular cloning: a laboratory manual, Cold Spring Harbor Laboratory, USA.
  16. Steinke, D., Zemlak, T.S., Boutillier, J. A., and Hebert, P.D.N. (2009), DNA barcoding of Pacific Canada’s fishes, Marine Biology, 156, 2641–2647.
  17. Dương Văn Tăng, Vũ Đình Duy, Trần Thị Việt Thanh (2014), Đánh giá khả năng sử dụng mã vạch COI trong việc định loại động vật tại bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, Tạp chí Công nghệ Sinh học 12(4), 631–638.
  18. Zhang J. and Hanner R. (2012), Molecular Approach to the Identification of Fish in the South China Sea, PLoS ONE, 7(2), 1–9.