ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ HỮU CƠ CHÙM NGÂY ĐẾN CÁC LOẠI RAU ĂN LÁ TRONG VỤ XUÂN 2019
PDF (Vietnamese)

Keywords

Phân bón lá
chùm ngây (Moringa oleifera)
xà lách
cải bẹ xanh
mồng tơi phân bón lá
chùm ngây (Moringa oleifera)
xà lách
cải xanh
mồng tơi lá to 333

Abstract

Tóm tắt: Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Xuân 2019 tại Thừa Thiên Huế nhằm so sánh hiệu quả của phân bón lá hữu cơ chùm ngây (Moringa oleifera) được thử nghiệm ở các tỉ lệ 1:10, 1:20, 1:30, 1:40, 1:50 với nước và các loại phân bón lá hữu cơ rong biển và phân bón lá hóa học NPK trên các đối tượng xà lách, cải xanh và mồng tơi lá to 333. Thí nghiệm được tiến hành theo hai yếu tố với 21 công thức. Kết quả cho thấy các công thức sử dụng phân bón lá có ảnh hưởng khác nhau đến khả năng sinh trưởng và phẩm chất của các loại rau. Đối với rau xà lách, năng suất thực thu cao khi sử dụng phân bón lá hữu cơ chùm ngây tỉ lệ 1:30 với 24,48 tấn/ha. Đối với rau cải xanh và mồng tơi lá to 333, phân bón lá hữu cơ chùm ngây tỉ lệ 1:10 mang lại năng suất thực thu cao nhất cho mỗi loại rau, tương ứng với 28,19 tấn/ha và 31,39 tấn/ha. Các công thức này đều cho tỉ lệ phần ăn được trên 55%.

 

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v129i3B.5468
PDF (Vietnamese)

References

  1. Ndabigengesere, A., Narasiah, K. S., Talbot, B. G. (1995), Active agents and mechanism of coagulation of turbid waters using Moringa oleifera,Water Research, 29(2), 703–710.
  2. Paliwal, R., Sharma, V. (2011), A review on horse radish tree (Moringa oleifera): A multipurpose tree with high economic and commercial importance, Asian J. Biotechnol, 3, 317–328.
  3. Trương Thị Hồng Hải, Trần Viết Thắng, Trần Đăng Hòa, Nguyễn Thị Thu Thủy và Nguyễn Duy Phong (2016), Cây chùm ngây (Moringa spp.), Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 10.
  4. Saint Sauveur, A., and Broin, M. (2010), Growing and processing moringa leaves, CTA Technical Publications.
  5. Mall T. P. and Tripathi S. C. (2017), Moringa oleifera: A Miracle Multipurpose Potential Plant in Health Management and Climate Change Mitigation from Bahraich (UP) India – An Overview, Int. J. Curr. Res. Biosci. Plant Biol. 4(8), 52–66.
  6. Abdalla, M. M. (2013), The potential of Moringa oleifera extract as a biostimulant in enhancing the growth, biochemical and hormonal contents in rocket (Eruca vesicaria subsp. sativa) plants, Advanced Research Journal of Biochemistry Sciences, 1(2), 29–36.
  7. Quản lý nguy cơ an toàn thực phẩm ở Việt Nam: những thách thức và cơ hội (2017), Ngân hàng Thế giới và ILRI, FAO, Canada, ADB, CIRAD, Australia.
  8. Trương Thị Hồng Hải, Trần Thị Thanh, Nguyễn Minh Hiếu (2017), Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của các tổ hợp lai mướp hương trong điều kiện đồng ruộng tại Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa họcĐại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 126(3C), 281–292.
  9. Lê Thị Khánh, (2012),Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất rau an toàn và tiêu thụ rau tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế.
  10. Lê Thị Khánh, Phạm Lê Hoàng (2011), Kết quả tuyển chọn một số tổ hợp lai cà chua mới lai tạo trồng trên đất cát và đất phù sa 2009–2010 tại Thừa Thiên Huế, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế.
  11. Quyết định số Số: 77/2005/QĐ-BNN về việc Ban hành danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam (https://thuvienphapluat.vn/van-ban/thuong-mai/Quyet-dinh-77-2005-QD-BNN-danh-muc-bo-sung-phan-bon-duoc-phep-san-xuat-kinh-doanh-su-dung-o-Viet-Nam-6926.aspx).
  12. Hoàng Thị Thái Hòa, Đỗ Đình Thục (2016), Hiệu lực của phân đạm đối với rau xà lách trên đất phù sa tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai, Nha Trang, 11-12/8/2016.