ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG HỮU CƠ VÀ VI SINH NƯỚC Ở ĐẦM SAM CHUỒN THUỘC XÃ PHÚ MỸ, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG NUÔI TÔM

Abstract

Đề tài đã nghiên cứu và thiết lập được các bản đồ GIS về các yếu tố môi trường theo không gian. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện trạng hữu cơ ở khu vực nghiên cứu nằm trong ngưỡng thích hợp cho việc phát triển hoạt động nuôi tôm trên địa bàn. Hàm lượng DO trung bình biến động từ 5,56 ÷ 6,48 mg/l. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) tại khu vực nghiên cứu dao động từ 3,33mg/l đến 6,09mg/l. Giá trị BOD5 trung bình chung toàn đầm là 4,62 ± 0,33mg/l. Nitrate dao động từ 0,14 ÷ 0,29mg/l. Hàm lượng PO43- biến động từ 0,16 đến 0,19mg/l, trung bình là 0,17 ± 0,01mg/l. TDS trung bình toàn đầm là 11,78 ± 0,37mg/l. Hiện trạng vi sinh ở khu vực khảo sát cũng nằm trong giới hạn cho phép, thích hợp cho hoạt động nuôi tôm. Mật độ Total Coliforms trung bình toàn đầm là 209,86 ± 51,52 MPN/100ml. Kết quả nội suy cho thấy biến động chất lượng nước theo không gian không lớn, riêng các thông số pH và BOD5, TC, TDS có sự sai khác lớn giữa khu vực gần bờ và khu vực xa bờ. Giá trị pH thấp tại các điểm nghiên cứu, đặc biệt ở các điểm PM1, PM5, PM6.

Việc thể hiện chất lượng nước lên các bản đồ chuyên đề là một hướng nghiên cứu mới. Kỹ thuật xử lý không gian cho kết quả rõ ràng và chính xác, qua đó thể hiện tính ưu việt của công cụ GIS.

Từ khóa: Hiện trạng hữu cơ, hiện trạng vi sinh, hệ thống thông tin địa lý, GIS, chất lượng nước.

https://doi.org/10.26459/jard.v104i5.2956