ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN QUÁ TRÌNH ƯƠNG CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG (Anabas testudineus Bloch, 1792)

Abstract

Nghiên cứu được tiến hành trên cá Rô đầu vuông ở Trung tâm giống thủy sản nước ngọt cấp I – Thừa Thiên Huế với mục tiêu xác định ảnh hưởng của các nồng độ muối khác nhau đến quá trình ương từ đó có thể chủ động cung cấp nguồn giống cá Rô đầu vuông có khả năng phát triển bình thường trong môi trường rộng muối, góp phần đưa loài cá này trở thành đối tượng nuôi nước lợ, làm đa dạng hóa đối tượng nuôi ở vùng nước lợ đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn gồm 8 nghiệm thức có nồng  độ muối là 0‰, 3‰, 5‰, 7‰, 9‰, 11‰, 13‰, 15‰ với 3 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, độ mặn ảnh hưởng đến quá trình ương của cá Rô đầu vuông, trong đó ở mức độ mặn 0‰ và 5‰ , cho tỷ lệ sống và tốc độ sinh trưởng cao nhất. Đặc biệt ở mức đô mặn 5‰  đạt kết quả tối ưu sau 30 ngay ương và có sự sai khác thống kê (P <0,05) so với các mức độ mặn 3‰, 7‰, 9‰, 11‰, 13‰, 15‰. Các yếu tố môi trường đều nằm trong khoảng giới hạn, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cá Rô đầu vuông.

Từ khóa: Cá Rô đầu vuông, độ mặn, tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng

https://doi.org/10.26459/jard.v104i5.2964