ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁ ONG CĂNG (Terapon jarbua) Ở VÙNG ĐẦM PHÁ TAM GIANG - CẦU HAI

Abstract

Cá Ong căng (Terapon jarbua Forsskal, 1775) là loài khá phổ biến ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, cá được sinh ra chủ yếu ở biển và di cư vào đầm phá vào các tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, kích cỡ chiều dài thân từ 15,00 ±1,00mm đến 46,54 ± 3,19 mm vào đầm phá chứng thích ứng độ mặn từ 10 đến 15‰. Số lượng di cư tuỳ theo mùa có khác nhau. Cá có chất lượng thịt thơm ngon, trắng và ít xương hom. Cá nuôi chậm lớn nên không được nuôi phổ biến như cá Dìa, cá Kình và nuôi ghép được với tôm mặc dầu phổ thức ăn của cá rộng, chúng ăn cả động thực vật và mùn bả hữu cơ nhưng chủ yếu là các loại 2 mảnh vỏ (7,56%), thực vật phù du (7,58%), chân bụng (7,61%), động vật phù du (7,70%), giáp xác (8,18%) hỗn tạp, giun nhiều tơ (8,33%) và (8,36%) là cá. tạp Cá có kích thước dao động trong khoảng 33 – 317mm, tương ứng với khối lượng 1 – 475g ở các nhóm từ 0 – 5 tuổi. Cá Căng là loài cá đẻ trứng phân đoạn, mùa sinh sản đỉnh điểm ước tính vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 10. Sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 69.900 - 480.400, sức sinh sản tương đối trung bình 520 trứng/g khối lượng cơ thể. Sản lượng cá căng khai thác ở đầm phá Thừa Thiên Huế ước tính 105.378 kg/năm. Đặc tính dễ nuôi, có phổ thức ăn rộng, thích nghi với những biến động của môi trường nước, ít bị bệnh, hiệu quả kinh tế cao nên tiềm năng phát triển nuôi trồng loài cá này là rất cao, các mô hình nuôi cá Căng bước đầu phát triển tốt ở các địa phương ở khu vực đầm phá. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay, nguồn giống cá Căng còn phụ thuộc vào tự nhiên.

Từ khóa: Cá Ong Căng, đặc điểm sinh học, tiềm năng, phát triển, đầm phá

https://doi.org/10.26459/jard.v104i5.2968