THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA TẠI THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Abstract

Hiểu biết thực trạng sản xuất, các tồn tại và khó khăn trong xuất lúa của người nông dân là cơ sở xây dựng các mô hình lúa chất lượng cao an toàn tại thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích, năng suất và sản lượng lúa của huyện Hương Trà có xu hướng giảm. Cơ cấu giống lúa còn nghèo nàn, chủ yếu là giống Khang dân và HT1. Người dân chủ yếu sử dụng giống xác nhận với mật độ gieo sạ hợp lý. Việc sử dụng phân bón cho lúa tương đối hợp lý về chủng loại và tổng lượng phân bón nhưng chủng loại phân bón, lượng bón và thời gian bón cho từng giai đoạn là chưa hợp lý. Có 10 loài sâu bệnh và cỏ dại gây hại phổ biến nên đã sử dụng 18 loại thuốc hóa học để phòng trừ. Năng suất lúa còn thấp, chưa ổn định dẫn đến thu nhập của người trồng lúa chưa cao. Vì vậy cần khảo nghiệm các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt và chống chịu được sâu bệnh để sớm đưa vào sản xuất tại địa phương. Hoàn thiện quy trình sản xuất lúa theo hướng quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) và tiến hành tập huấn cho nông dân, đặc biệt chú trọng việc bón phân cân đối, hợp lý và phòng trừ dịch hại trong sản xuất lúa ở Thừa Thiên Huế.

https://doi.org/10.26459/jard.v100i1.2985