NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM MỐC Aspergillus flavus TRÊN NGÔ CỦA MỘT SỐ HOẠT CHẤT CÓ NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN

Abstract

Nhiễm nấm mốc trong quá trình bảo quản nông sản là vấn đề nghiêm trọng và đáng quan tâm trong công nghiệp thực phẩm. Trong đó, Aspergillus flavus được biết đến như một tác nhân chính gây hư hỏng nhiều loại thực phẩm và sinh độc tố aflatoxins - những chất có độc tính cao và có nguy cơ gây ung thư cho người sử dụng. Chủng nấm mốc Aspergillus flavus N1 đã được phân lập từ các nguồn ngô cho nhiễm mốc tự nhiên. Tiến hành quan sát đại thể (màu sắc, kích thước khuẩn lạc) trên môi trường Czapek agar, và vi thể (hình dáng bào tử, khả năng bắt màu tím gential) trên kính hiển vi kết hợp so sánh với loài Aspergillus flavus đối chứng. Đồng thời chủng nấm mốc này được định danh bằng phương pháp giải trình tự 28S rRNA, kết quả phân tích thể hiện sự tương đồng trình tự cao với loài Aspergillus flavus và được ký hiệu là Aspergillus flavus N1. Kết quả khảo sát khả năng kháng A. flavus N1 trên ngô của một số hoạt chất có nguồn gốc tự nhiên cho thấy ở nồng độ 20% cả dịch tỏi và dịch quế đều có khả năng kháng nấm tốt (đường kính vòng kháng nấm lần lượt là 1,89cm và 2,05cm), dung dịch hành tăm là 30% (đường kính vòng kháng là 1,86cm), trong khi đó dung dịch oligochitosan ở nồng độ 0,4% có khả năng kháng mạnh nhất (đường kính vòng kháng là 2,32cm) và dung dịch chitosan 1% có khả năng ức chế A. flavus N1 tốt nhất với tỷ lệ ức chế là 36,00%.

Từ khóa: Aspergillus flavus, chitosan, hoạt chất tự nhiên, kháng nấm, oligochitosan

https://doi.org/10.26459/jard.v94i6.3004