ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG GIỐNG LÚA TRÊN ĐẤT PHÙ SA HUYỆN LỆ THUỶ, TỈNH QUẢNG BÌNH

Abstract

Điều tra được tiến hành trong năm 2009, tại 3 xã chuyên sản xuất lúa của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình bao gồm Liên Thủy, An Thủy và Sơn Thủy. Mục đích của nghiên cứu nhằm khảo sát tình hình sử dụng các gống lúa trên địa bàn huyện, tìm ra điểm mạnh và yếu của địa phương trong sản xuất lúa. Trên cơ sở đó đề ra giải pháp phù hợp cho việc thâm canh tăng năng suất lúa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cơ cấu cây trồng tại 3 xã là khá đa dạng, tuy nhiên cây lúa vẫn là cây chủ lực, chiếm 80% cơ cấu cây trồng. Các giống lúa sử dụng tại các xã cũng rất phong phú, nhưng chủ yếu vẫn là các giống năng suất cao như X21, Xi23, VN20, còn các giống lúa chất lượng vẫn chiếm tỷ lệ thấp (chủ yếu là giống HT1). Việc đầu tư thâm canh cho các giống lúa chủ yếu vẫn dựa vào tập quán và kinh nghiệm của người dân, nên tình trạng sử dụng phân bón chưa cân đối và hợp lý vẫn còn phổ biến. Độ phì đất trồng lúa tại 3 xã nghiên cứu là khá tốt, đặc biệt là đạm và hợp chất hữu cơ.

https://doi.org/10.26459/jard.v64i1.3096