SỬ DỤNG KỸ THUẬT ELISA PHÁT HIỆN KHÁNG THỂ CHỐNG PROTEIN PHI CẤU TRÚC 3ABC VÀ KỸ THUẬT RT-PCR PHÁT HIỆN GENE ĐẶC HIỆU VIRUS TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TẠI QUẢNG NGÃI ĐẦU NĂM 2015

Abstract

Tóm tắt: Sử dụng phương pháp ELISA 3ABC phát hiện kháng thể chống protein phi cấu trúc và RT-PCR phát hiện gene virus lở mồm long móng (LMLM) từ những cặp mẫu bệnh phẩm cho thấy hai phương pháp trên có kết quả khác nhau. Từ 144 mẫu huyết thanh trâu bò thu thập đầu năm 2015 ở địa bàn đã từng xảy ra dịch bệnh LMLM tại Quảng Ngãi phát hiện có 27 con (18,75 %) mang kháng thể 3ABC. Theo địa bàn, Sơn Tịnh có tỷ lệ nhiễm cao (25 %) sai khác so với Đức Phổ là huyện bị nhiễm thấp nhất (12,5 %). Bò có tỷ lệ nhiễm cao hơn trâu, trong đó trâu bò chưa tiêm vaccine có tỷ lệ dương tính 3ABC cao hơn rõ rệt (32,81 % so với 7,5 %, p < 0,05) cho thấy tiêm vaccine LMLM trước đó đã không làm tăng tỷ lệ mang kháng thể 3ABC ở trâu bò. Sự phát hiện gene virus LMLM trong 27 mẫu từ trâu bò có và 20 mẫu từ trâu bò không có kháng thể 3ABC nêu trên đã cho thấy kết quả của ELISA 3ABC và RT-PCR không có sự trùng hợp. Trong số 27 con mang kháng thể 3ABC chỉ 1 con bò có gene LMLM, nhưng trong số 20 con không mang kháng thể 3ABC lại có 2 con mang gene virus LMLM trong dịch họng. Như vậy, có những con trâu bò mới nhiễm chưa hình thành kháng thể và cũng có những con đã khỏi bị nhiễm.

Từ khóa: bệnh lở mồm long móng, virus, kháng thể, protein phi cấu trúc

 

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3A.3851
PDF (Vietnamese)

References

  1. Hồ Đình Chúc, Tô Long Thành (2003), Phát hiện trâu bò nhiễm virus lở mồm long móng bằng KIT ELISA-FMD-3ABC, Khoa học Kỹ thuật Thú y, X(3), 14-22.
  2. Nguyễn Đình Minh, Nguyễn Văn Cảm, Đào Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Hiền, Mai Xuân Thành, Vũ Thị Phương Thúy (2015), Kết quả điều tra sự phơi nhiễm các virus gây bệnh tai xanh, lở mồm long móng và cúm gia cầm trên đàn gia súc, gia cầm nuôi tại tỉnh Quảng Nam, Khoa học Kỹ thuật Thú y XXII(6), 20-25.
  3. Trần Quang Vui, Lê Đình Huệ, Dương Tất Thắng (2015), Khảo sát sự lưu hành virus lở mồm long móng ở trâu bò trên địa bàn Bắc Hà Tĩnh, Khoa học Kỹ thuật Thú y XXII(6), 12-19.
  4. Alexandersen S., Quan M., Murphy C., Knight J., Zhang Z. (2003), Studies of quantitative parameters of virus excretion and transmission in pigs and cattle experimentally infected with foot-and-mouth disease virus. J. Comp. Pathol.,129, 268-282.
  5. Backer J. A., Engel B., Dekker A., van Roermund H. J. (2012), Vaccination against foot-and-mouth disease II: Regaining FMD-free status, Preventative Veterinary Medicine, 107(1-2), 41-50.
  6. Blanco E., Romero L. J., El Harrach M., Sánchez-Vizcaíno J. M. (2002), Serological evidence of FMD subclinical infection in sheep population during the 1999 epidemic in Morocco. Veterinary Microbiology, 85(1), 13-21.
  7. Callahan, J. D., Brown, F., Osorio, F.A., Sur, J. H., Kramer, E., Long, G. W., Lubroth, J., Ellis, S. J., Shoulars K. S., Gaffney K. L., Rock D. L., Nelson W. M. (2002), Use of a portable real-time reverse transcriptase-polymerase chain reaction assay for rapid detection of foot-and-mouth disease virus. Journal of American Veterinary Medicine Association, 220(11),1636-1642.
  8. Charleston B., Bankowski B. M., Gubbins S., Chase-Topping M. E., Schley D., Howey R., Barnett P. V., Gibson D., Juleff N. D., Woolhouse M. E. (2011), Relationship between clinical signs and transmission of an infectious disease and the implications for control, Science, 332(6030), 726-729.
  9. Chung W. B., Sorensen K. J., Liao P. C., Jong M. H. (2002), Differentiating FMDV infected pigs from vaccinated pigs by blocking ELISA using non-structural protein 3 ABC as antigen and its application to an eradication program. Journal of Clinical Microbiology, 40, 2843-2848.
  10. De Diego M., Brocchi E., Makay D., De Simone F. (1997), The non-structural polyprotein 3 ABC of FMDV as a diagnostic antigen in ELISA to differentiate infected from vaccinated cattle, Archives of Virology 142, 2021-2033.
  11. Ferris N. P., Dawson M. (1988), Routine application of ELISA in comparison with complement fixation for the diagnosis of foot and mouth and swine vesicular disease, Veterinary Microbiology 16, 201-209.
  12. Hamblin, C., Kitching, R. P., Donaldson, A. I., Crowther, J. R., Barnett, I. T. (1987), Enzyme-linked immunosorbent assay (ELISA) for the detection of antibodies against foot-and-mouth disease virus. III. Evaluation of antibodies after infection and vaccination, Epidemiology and Infection 99(3), 733-744.
  13. Ilott M. C., Salt J. S., Gaskell R. M., Kitching R. P. (1997), Dexamethasone inhibits virus production and the secretory IgA response in oesophageal-pharyngeal fluid in cattle persistently infected with foot-and-mouth disease virus, Epidemiology and Infection 118, 181-187.
  14. Ma L. N., Zhang J., Chen H. T., Zhou J. H., Ding Y. Z., Liu Y. S. (2011), An overview on ELISA techniques for FMD, Virological Journal, 8, 419.
  15. Reid S. M., Grierson, S. S., Ferris N. P., Hutchings G. H., Alexandersen S. (2003), Evaluation of automated RT-PCR to accelerate the laboratory diagnosis of foot-and-mouth disease virus. Journal of Virological Methods, 107, 129-139.
  16. Snedecor G. W., Cochran W. G. (1982), Statistical Methods, 7th edition. The Iowa State University Press, Ames, Iowa, USA.