ĐA DẠNG HỌ LONG NÃO (LAURACEAE) Ở VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN, THANH HÓA

Abstract

Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu họ Long não (Lauraceae) ở Vườn Quốc gia (VQG) Bến En, Thanh Hóa từ năm 2015 đến năm 2017. Bước đầu đã xác định được 57 loài và dưới loài, 13 chi, trong đó bổ sung 11 loài cho danh lục họ Long não ở VQG Bến En (so với kết quả công bố năm 2007, 2008 và 2013). Các chi đa dạng nhất tại khu vực nghiên cứu là Màng tang (Litsea) – 17 loài, Long não (Cinnamomum) – 12 loài, Ô đước (Lindera) – 6 loài và Re trắng (Phoebe) – 5 loài. Các loài cây thuộc họ Long não (Lauraceae) ở khu vực nghiên cứu có các giá trị sử dụng khác nhau như có 38 loài thuộc nhóm cây cho gỗ, 19 loài thuộc nhóm cây làm thuốc, 14 loài cây có tinh dầu, 9 loài cây có dầu béo, 5 loài có công dụng khác, 2 loài thuộc nhóm cây làm gia vị và 2 loài ăn được. Họ Long não ở khu vực nghiên cứu có 3 yếu tố địa lý chính, yếu tố đặc hữu Việt Nam chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 61,40 %, tiếp đến yếu tố Nhiệt đới châu Á chiếm 33,33 %, ôn đới chiếm 1,75 %; có 2 loài chưa xác định được (chiếm 3,51 %).

Từ khóa: đa dạng, Họ Long não, Bến En, Vườn Quốc gia, Thanh Hóa

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v126i3D.4221

References

  1. Ban Quản lý Vườn quốc gia Bến En–Thanh Hóa (2013), Báo cáo dự án Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng VQG Bến En đến năm 2020, Thanh Hóa.
  2. Bộ Khoa học và Công nghệ – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách đỏ Việt Nam, Phần II – Thực vật, Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
  3. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Tập 2, Nxb. Y học, Hà Nội.
  4. Chính phủ Việt Nam (2006), Nghị định 32/2006/NĐ–CP ngày 30/3/2006, Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Hà Nội.
  5. Nguyễn Kim Đào (2003), Họ Long não (Lauraceae Juss.) – Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập II, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội, 65–112.
  6. Đỗ Ngọc Đài, Lê Thị Hương, Phạm Hồng Ban (2007), Đánh giá tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch trên núi đá vôi VQG Bến En, Thanh Hóa, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 19, 106–111.
  7. Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, Tập 1, Nxb. Trẻ, TP. HCM.
  8. Triệu Văn Hùng (2007), Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Nxb. Bản đồ, Hà Nội.
  9. Klein R. M., Klein D. T. (1979), Phư¬ơng pháp nghiên cứu thực vật, Tập 2, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
  10. Trần Đình Lý (1993), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
  11. Đỗ Tất Lợi (2003), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
  12. Shugang Li, Xi-wen Li, Jie Li, Puhua Huang, Fa-Nan Wei, Hongbin Cui & Henk van der Werff (2000), Lauraceae in Flora of China, 24: 102–254, Science Press, Beijing, and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis.
  13. The IUCN species survival Commission (2016), Red list of Threatened Species, International Union for the Conservation of Nature and Nature Resources.
  14. Hoang Van Sam, Pieter Baas, Paul A. J. Kessler (2008), Plant Biodiversity in Ben En National Park, Vietnam, Agriculture Publishing House, Hanoi.
  15. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
  16. Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
  17. The Naional Enviroment Secretariat Government of Kenya, Clark University USA, Egerton University Kenya, The center for International Development and Environment of the World Resources Intitute USA (1991), Participatory Rural Appraisal Handbook.