ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÂN BỐ CỦA CÂY SẾN TRUNG (Homalium ceylanicum (Gardner) Benth) TRONG RỪNG TỰ NHIÊN Ở PHÚ LỘC VÀ NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Abstract

Tóm tắt: Kết quả nghiên cứu cho thấy Sến trung là cây ưa sáng, cây gỗ lớn thường xanh, có hình dáng đẹp. Sến trung phân bố rải rác ven các khe suối, ở những nơi có độ cao dưới 1.110 m, nhiệt độ trung bình năm trong khoảng 21,5–25,2 °C, độ ẩm không khí trung bình năm từ 83 đến 87 %, lượng mưa từ 2.773–3.642 mm/năm, trên các loại đất ferralit đỏ vàng với độ dày tầng đất từ 80 đến 100 cm. Thành phần cơ giới của đất chủ yếu là thịt nhẹ đến trung bình, đất hơi chua với pHKCl = 4–4,5, hàm lượng mùn từ 1,8 % đến 2,7 %, độ tàn che của rừng trong khoảng 0,4–0,8. Sến trung thường mọc kèm với các loài cây Dẻ gai sapa (Castanopsis chapaensis) và Trâm mốc (Syzygium cuminii), Trường vải (Paranephelium spirei), Trám trắng (Canarium album), Chò đen (Parashorea stellata) và Mít nài (Artocarpus asperula). Sến trung có mật độ cây tái sinh rất thấp và không tham gia vào công thức tổ thành. Tỷ lệ cây tốt khoảng 66,8–73,7 %. Cây tái sinh chủ yếu từ hạt chiếm khoảng 92,7–94,3 %. Cây tái sinh triển vọng tại Nam Đông (1.873 cây/ha), Phú Lộc (3.980 cây/ha). Mạng hình phân bố cây tái sinh có phân bố đều.

Từ khóa: đặc điểm sinh học, phân bố, Sến trung, rừng tự nhiên, Thừa Thiên Huế

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v127i3A.4347
PDF

References

  1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
  2. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Thực vật rừng. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
  3. Lê Thị Diên, Trần Minh Đức, Lê Thái Hùng, Võ Thị Minh Phương, Nguyễn Hợi (2009), Kỹ thuật gây trồng cây rừng bản địa, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
  4. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, Nxb. Trẻ, Hà Nội.
  5. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (1996), Xử lý thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nông lâm nghiệp trên máy vi tính, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
  6. Sở KHCN&MT Thừa Thiên Huế (2004), Đặc điểm khí hậu thủy văn Thừa Thiên Huế, Nxb. Thuận Hóa, Huế.