SỬ DỤNG ẢNH VỆ TINH ĐỂ XÁC ĐỊNH TRỮ LƯỢNG CACBON CỦA CÂY LÂU NĂM Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

Abstract

Tóm tắt: Hiện nay, phần lớn các nghiên cứu về đánh giá khả năng hấp thụ cacbon chủ yếu trên đất rừng, trong khi các nghiên cứu về xác định trữ lượng cacbon của đất sản xuất nông nghiệp còn rất ít. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng tích lũy cacbon của loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Để thực hiện mục tiêu đó, nghiên cứu đã phối hợp kết quả phân loại ảnh viễn thám Landsat với số liệu điều tra thực địa để xác định sinh khối, trữ lượng cacbon tích lũy của cây lâu năm ở huyện Bố Trạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích trồng cây lâu năm chiếm 11.362,62 ha, chủ yếu là cây cao su. Trữ lượng sinh khối và cacbon trên ảnh của cây cao su tại các ô tiêu chuẩn có giá trị sinh khối trung bình là 40,53 tấn/ha, giá trị cacbon trung bình là 20,28 tấn/ha. Việc xác định sinh khối và trữ lượng cacbon của cây lâu năm cung cấp cơ sở khoa học và tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trong thời gian tới nhằm nâng cao khả năng tích lũy cacbon trong đất hướng đến hạn chế biến đổi khí hậu.

Từ khóa: cacbon, cây lâu năm, cao su, viễn thám, Bố Trạch, Quảng Bình

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v127i3A.4653
PDF (Vietnamese)

References

  1. Schucknecht, A., Meroni, M., Kayitakire, F., Rembold, F., and Boureima, A.: Biomass estimation to support pasture management in Niger, Int. Arch. Photogramm. Remote Sens. Spatial Inf. Sci., XL-7/W3, 109-114, https://doi.org/10.5194/isprsarchives-XL-7-W3-109-2015, 2015. Assessed on 14/06/2017.
  2. Batjes, N. H. (1996), Total carbon and nitrogen in the soils of the world. Eur. J. Soil Sci. 47, 151–163.
  3. Bảo Huy (2012), Xác định lượng CO2 hấp thụ của rừng lá rộng thường xanh vùng Tây Nguyên làm cơ sở tham gia chương trình giảm thiểu khí phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng, Đề tài KHCN cấp Bộ B2010-15-33TD.
  4. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011), Hướng dẫn kỹ thuật giám sát Carbon rừng có sự tham gia, Chương trình UN_REDD Việt Nam.
  5. Brown S. (1997), Estimating biomass and biomass change of tropical forests: a Primer. FAO Forestry paper – 134. ISBN 92-5-103955-0.
  6. Chapin, F. S., III. T.V. Callaghan, Y. Bergeron, M. Fukuda, J.F. Johnstone, G. Juday, and S.A. Zimov (2004), Global change and the boreal forest: Thresholds, shifting states or gradual change? Ambio: A Journal of the Human Environmen, 33: 361–365. http://www.bioone.org/doi/abs/10.1579/0044-7447-33.6.361
  7. Võ Đại Hải, Đặng Thịnh Triều (2013), Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh, bán thường xanh rụng lá Tây Nguyên, Đề tài nghiên cứu cấp bộ, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn .
  8. Bùi Nguyễn Lâm Hà, Lê Văn Trung, Bùi Thị Nga (2001), Ước tính sinh khối trên bề mặt tán rừng sử dụng ảnh vệ tính ALOS AVNIR-2 , Hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc tại Đại học Sư Phạm Đà Nẵng năm 2011, 51–58.
  9. IPCC (Inter-governmental Panel on Climate Change) (2003), Good practice guidance for land uses, land use change and forestry, IPCC National Greenhouse Gas Inventories Program.
  10. Jennifer C. Jenkins, David C. Chojnacky, Linda S. Heath, Richard A. Birdsey (2003), National-Scale Biomass Estimators for United States Tree Species, Society of American Foresters.
  11. Van Oost, K., Verstraeten, G., Doetterl, S., Notebaert, B., Wiaux, F., Broothaerts, N., & Six, J. (2012). Legacy of human-induced C erosion and burial on soil–atmosphere C exchange. Proceedings of the National Academy of Sciences, 109(47), 19492.
  12. https://doi.org/10.1073/pnas.1211162109.
  13. Paustian, K., Lehmann, J., Ogle, S., Reay, D., Robertson, G. P., & Smith, P. (2016). Climate-smart soils. Nature, 532, 49. doi: 10.1038/nature17174.
  14. Nguyễn Hoàng Khánh Linh, Nguyễn Bích Ngọc (2016), Mapping biomass and carbon stock of forest by remote sensing and GIS technology at Bach Ma National Park, Thua Thien Hue province, Journal of Vietnamese Environment, 8 (3), 80–87.
  15. Ochi, S., Shibasaki, R. (2000), Assessment of primary productivity for food production in major basins of Asia using R.S and GIS, International Archives of Photogrammetry and Remote Sensing, Vol. XXXIII, Part B7. Amsterdam.
  16. Serrano, L., I. Filella, and J. Peñuelas. (2000), Remote Sensing of Biomass and Yield of Winter Wheat under Different Nitrogen Supplies. Crop Sci. 40:723-731. doi:10.2135/cropsci2000.403723x.
  17. Vũ Thị Thìn, Phạm Văn Duẩn, Nguyễn Văn Thị, Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Hữu Văn (2015), Nghiên cứu xây dựng quy trình xử lý ảnh Landsat 8 tronng ArcGIS, Tạp chí Khoa học và công nghệ Lâm nghiệp, số 1–2015, 73–83.
  18. Winrock (2012), Tài liệu tập huấn đánh giá Carbon tại Việt Nam của Tổ chức Winrock và dự án LEAF, Hà Nội 2012.