PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG TẢO SILIC SKELETONEMA COSTATUM TỪ VÙNG BIỂN THỪA THIÊN HUẾ ĐỂ LÀM THỨC ĂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Abstract

Tóm tắt: Tảo Skeletonema costatum là một trong các loài tảo silic được sử dụng phổ biến để làm thức ăn cho thủy sản. Trong nghiên cứu này, 15 chủng tảo silic Skeletonema costatum đã được phân lập tại tỉnh Thừa Thiên Huế và được đưa vào nhân nuôi thành công trong môi trường nhân tạo (môi trường F/2, điều kiện phòng thí nghiệm). Các chủng tảo có khả năng sinh trưởng khá đồng nhất. Một số chủng có tốc độ sinh trưởng cao là chủng SKVT21, SKTA41, SKTA12 và nhóm các chủng SKLC31, SKLC22 và SKCD22. Trong điều kiện thí nghiệm ban đầu, các chủng tảo phân lập được có hàm lượng protein, lipid và carbohydrate nằm trong khoảng trung bình đối với các chủng trong cùng một loài (hàm lượng protein 12–17 %, lipid 8,94–10,25 % và carbohydrate 3,8–8,09 % so với tổng sinh khối). Kết quả phân tích sinh hoá ban đầu kết hợp với khảo sát tốc độ sinh trưởng cho thấy một số chủng tảo tiềm năng để phát triển nghiên cứu tiếp theo là SKTA12, SKTA13, SKVT21, SKLC22 và SKLC31.

Từ khóa: Skeletonema costatum, tảo silic, thức ăn cho thủy sản, Thừa Thiên Huế

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v127i3B.4797
PDF (Vietnamese)

References

  1. Barbarino E., Lourenço S. O. (2005), An evaluation of methods for extraction and quantification of protein from marine macro- and microalgae, Journal of Applied Phycology, 17(5), 447–460.
  2. Brown M. R. (1991), The amino-acid and sugar composition of 16 species of microalgae used in mariculture, Journal of Experimental Marine Biology and Ecology, 145(1), 79–99.
  3. Brown M. R. (2002), Nutritional value and use of microalgae in aquaculture, Avances en Nutrición Acuícola VI, Memorias del VI Simposium Internacional de Nutrición Acuícola 3, 281–292.
  4. Lê Viễn Chí (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học công nghệ nuôi tảo Silic S. costatum (Grevilei) Cleve làm thức ăn cho ấu trùng tôm biển, Luận án Phó Tiến Sĩ, Viện nghiên cứu hải sản Hải Phòng.
  5. DuBois M., Gilles K. A., Hamilton J. K., Rebers P. A., Smith F. (1956), Colorimetric Method for Determination of Sugars and Related Substances, Analytical Chemistry 28(3), 350–356.
  6. Falkowski P. G., Katz M. E., Knoll A. H., Quigg A., Raven J. A., Schofield O., Taylor F. J. R. (2004), The Evolution of Modern Eukaryotic Phytoplankton. Science, 305(5682): 354.
  7. Guedes A. C., Malcata F. X. (2012), Nutritional Value and Uses of Microalgae in Aquaculture in Muchlisin ZA, ed. Aquaculture, 59–78.
  8. Guillard R. R. L. (1975), Culture of Phytoplankton for Feeding Marine Invertebrates in Smith W. L., Chanley M. H., eds. Culture of Marine Invertebrate Animals: Proceedings-1st Conference on Culture of Marine Invertebrate Animals Greenport, Springer US, Boston, MA: 29–60.
  9. Kumar C. S., Prabu V. A. (2015), Nutritional value of Skeletonema costatum (Cleve, 1873) from Parangipettal, Southeast coast of India, International Journal of Pharmaceutical Sciences and Research, 6(8), 3463–3466.
  10. Nguyễn Văn Mùi (2001), Hóa Sinh học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
  11. Tôn Thất Pháp, Lương Quang Đốc, Mai Văn Phô, Lê Thị Trễ, Phan Thị Thúy Hằng, Nguyễn Văn Hoàng, Võ Văn Dũng, Hoàng Công Tín, Trương Thị Hiếu Thảo (2009), Đa dạng sinh học ở phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế, Nxb. Đại học Huế.
  12. Rekha V., Gurusamy R., Santhanam P., Devi A. S., Ananth S. (2012), Culture and biofuel production efficiency of marine microalgae Chlorella marina and Skeletonema cosatum. Indian Journal of Geo-Marine Sciences, 41(2), 152–158.
  13. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế (2011), Thông tin về nuôi trồng và khai thác thủy sản tại vùng bờ Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế.
  14. Đặng Thị Sy (2005), Tảo học, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội.
  15. Takabayashi M., Lew K., Johnson A., Marchi A. L., Dugdale R., Wilkerson F. P. (2006), The effect of nutrient availability and temperature on chain length of the diatom, Skeletonema costatum, Journal of Plankton Research, 28(9), 831–840.