TÁCH CHIẾT HOẠT CHẤT SINH HỌC TỪ CÂY CỎ SỮA LÁ NHỎ (EUPHORBIA THYMIFOLIA BURM. (L.)) VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN ĐỐI VỚI VI KHUẨN E. COLI VÀ SALMONELLA SP. GÂY TIÊU CHẢY TRÊN LỢN CON TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Abstract

 

Tóm tắt: Cây Cỏ sữa lá nhỏ có tên khoa học là Euphorbia thymifolia Burm. (L.), thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), là thực vật có khả năng sản sinh chất kháng sinh để trị bệnh đường ruột và ngoài da. Bài báo trình bày kết quả tách chiết hoạt chất chính theo phương pháp đun hồi lưu, hoạt chất chính là flavonoid, polyphenol và tanin được tách chiết và phân tích định tính. Trong đó, cao chiết butanol cho hiệu suất hoạt chất lớn nhất (lá: 5,03%; thân: 1,4%) nên đây là cao chiết quan trọng để khảo sát hoạt tính kháng khuẩn. Đã xác định được nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của 2 loài vi khuẩn E. coli và Salmonella sp. là 103 ppm và nồng độ tiêu diệt tối thiểu (MBC) là 104 ppm từ cao butanol của cây Cỏ sữa lá nhỏ in vitro. Để điều chế chế phẩm sinh học từ cây Cỏ sữa lá nhỏ với lượng lớn chúng tôi đã tách chiết theo phương pháp công nghiệp và đông y và cho hiệu suất cao chế phẩm trung bình lần lượt là 36,48% và 10,9%. Cao chế phẩm theo phương pháp công nghiệp chứa hoạt chất polyphenol (2,78 mg đương lượng acid gallic) lớn hơn 3,02 lần so với mẫu thử đông y (0,92 mg đương lượng acid gallic) trên một gam mẫu nguyên liệu khô.
Từ khóa: Euphorbia thymifolia, polyphenol, tách chiết

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v128i3A.4807
PDF (Vietnamese)

References

  1. Nguyễn Văn Đàn và Nguyễn Viết Tựu (1985), Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc, Nxb. Y học, TP. Hồ Chí Minh.
  2. Lê Trung Hiếu va Lê Thị Thùy Trang (2014), Bước đầu nghiên cứu đánh giá khả năng kháng oxy hóa của một số đối tượng làm nguồn dược liệu, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 1, 1.
  3. Nguyễn Thị Hoàng Lan, Bùi Quang Thuật, Lê Danh Tuyên, Nguyễn Thị Ngọc Duyên (2015), Khả năng kháng khuẩn của tinh dầu lá tía tô, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 13(2), 245–250.
  4. Đỗ Tất Lợi (2014), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb. Hà Nội.
  5. Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải (2014), Nghiên cứu tác dụng diệt khuẩn in vitro của dịch chiết cây Mò hoa trắng (Clerodendron flagrans Vent.) trên vi khuẩn E. coli, Salmonella spp. phân lập từ phân lợn con theo mẹ mắc bệnh viêm ruột tiêu chảy và thử nghiệm điều trị, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12(5), 683–689.
  6. Ren- You Gan, Xiang- Rong- Xu, Feng- Lin Song, Lei kuang, Hoa- Bin Li (2010), Antioxydant activity and total phenol content of medicinal plants associated with prevention and treatment of cardiovascular and cerebrovascular diseases. Journal of Medicinal Plants Research, 4(22), 2438–2444.
  7. Vadakkemuriyil Divya Nair, Rajaran Panneerselvan, Ragupathi (2012), Studies on methanolic extract of Rauvolfia species from Southern Western Ghats of India – in vitro antioxidant properties characterisation of nutrients and phytochemicals, Industrial Crops and Products, 39, 17–25.