THỰC TRẠNG HỢP TÁC, LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA HỮU CƠ Ở XÃ THỦY PHÙ, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, THỪA THIÊN HUẾ

Abstract

Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá thực trạng hợp tác, liên kết của nông hộ trong sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ tại xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát 60 hộ sản xuất lúa hữu cơ bằng bảng hỏi bán cấu trúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 80% lúa hữu cơ được tiêu thụ thông qua hợp đồng, tỉ lệ hộ thực hiện theo hợp đồng chiếm tỉ lệ 98%. Liên kết giữa nông hộ sản xuất lúa hữu cơ là liên kết miệng, chưa chặt chẽ; liên kết này thực hiện chủ yếu thông qua trao đổi thông tin về kỹ thuật sản xuất; việc trao đổi thông tin về đầu vào và đầu ra chưa được nông hộ quan tâm. Liên kết giữa hộ với doanh nghiệp được thực hiện qua qua hợp đồng và khá chặt chẽ. Ngoại trừ điều khoản về xử lý rủi ro, các điều khoản về giá cả, phương thức thanh toán, số lượng và chất lượng sản phẩm, và phương thức giao nhận được đánh giá khá chặt chẽ trong hợp đồng. Các dịch vụ đầu vào, đầu ra và giá cả sản phẩm trong liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ ở vùng nghiên cứu tốt hơn so với sản xuất lúa thường. 

Từ khóa: nông hộ trồng lúa, hợp tác, liên kết, hợp đồng, lúa hữu cơ  
https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v129i3A.5445
PDF (Vietnamese)

References

  1. http://baoninhthuan.com.vn/news/106287p0c24/day-manh-lien-ket-ben-vung-trong-san-xuat-nong-nghiep-tieu-thu-san-pham-theo-chuoi-gia-tri.htm.
  2. Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương, Tổng cục Thống kê (2018), Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2016. Nhà xuất bản thống kê.
  3. Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam (2018), Thực trạng và giải pháp phát triển phân bón hữu cơ - Hội nghị Phát triển phân bón hữu cơ; Truy cập ngày 10/6/2019, tại trang web http://iasvn.org/upload/files/K6FULS3M85phan%20huu%20co.pdf.
  4. Chính phủ Việt Nam (2018), Nghị định về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Số: 98/2018/NĐ-CP.
  5. Hồ Thanh Thủy (2017), Vai trò của liên kết trong sản xuất nông sản, Tạp chí Giáo dục lý luận - SỐ 269+270 (QUÝ III+IV/2017) 269, 36–40.
  6. Hứa Chung (2018), Khó khăn liên kết doanh nghiệp và người tiêu dùng trong tiêu thụ nông sản; Truy cập ngày 3/5/2019, tại trang web http://bnews.vn/kho-khan-lien-ket-doanh-nghiep-va-nguoi-tieu-dung-trong-tieu-thu-nong-san/99010.html.
  7. M4P (2008), Making value chains work better for the poor: A toolbook for practitioners of Value chain analysis, UK Department for International Development’s M4P (Making Markets Work Better for the Poor) project, Agricultural Development International, Phnom Penh, Cambodia, 7–20.
  8. Ninh Văn Hiệp (2012), Tổ hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn – một phương thức mưu sinh bền vững của người nông dân. Viện CISDOMA; Truy cập ngày 30/6/2019, tại trang web https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2012/06/01/01-6-2012/.
  9. Nguyễn Ngọc Hải (2014), Liên kết trong sản xuất, tiêu thụ hàng nông sản: Những vấn đề cần tháo gỡ, Tạp chí Tài chính, 1, 80–87.
  10. Nguyễn Quốc Nghi (2011), Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông hộ ở tỉnh Đồng Tháp (năm 2009–2010), Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2, 3–9.
  11. Rajendran Natasha, Yeong Sheng Tey, Mark Brindal, Shaufique Fahmi Ahmad Sidique, Mad Nasir Shamsudin và Ahmad Hanis Izani Abdul Hadi (2016), Factors influencing the adoption of bundled sustainable agricultural practices: A systematic
  12. Elin Röös, Axel Mie, Maria Wivstad, Eva Salomon, Birgitta Johansson, Stefan Gunnarsson, Anna Wallenbeck, Ruben Hoffmann, Ulf Nilsson, Cecilia Sundberg và Christine A. Watson (2018), Risks and opportunities of increasing yields in organic farming. A review, Agronomy for Sustainable Development, 38(2), 1-21.
  13. Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế (2018), Báo cáo sơ kết sản xuất vụ Hè Thu 2018, kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2018–2019.
  14. Stevens Benjamin Stevens và Fanie Terblanché (2004), Sustainable agriculture development through effective farmer groups, South African Journal of Agricultural Extension, 33(1), 40–51.
  15. Tâm Đăng (2019), Thừa Thiên Huế tìm giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững; Truy cập ngày 30/5/2019, tại trang web https://baodautu.vn/thua-thien-hue-tim-giai-phap-phat-trien-san-xuat-nong-nghiep-ben-vung-d104632.html.
  16. Nguyen Van Thanh (2017), Farmer groups’sustainable agriculture perception in Vietnam uplands: The case of banana farmer groups in Quang Tri province, Hue University Journal of Science: Agriculture and Rural Development, 126(3E), 61-73.
  17. Phạm Lê Thông, Huỳnh Thị Đan Xuân và Trần Thị Thu Duyên (2011), So sánh hiệu quả kinh tế của vụ lúa hè thu và thu đông ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, 18a, 267–276.
  18. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2016), Quyết định về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2016–2020.
  19. UBND xã Thủy Phù - Thị xã Hương Thủy – Thừa Thiên Huế (2018), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội xã Thủy Phù Năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019.
  20. Vương Tiến Sỹ (2018), Liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp tại Lào Cai: Thực trạng và những vấn đề cần giải quyết; Truy cập ngày 30/7/2019, tại trang web https://snnptnt.laocai.gov.vn/snnptnt/1244/28028/45620/330409/Tin-tuc-trong-Nganh/Lien-ket-tu-san-xuat-den-tieu-thu-san-pham-trong-nong-nghiep-tai-Lao-Cai---Thuc-trang-va-nhung-van-de-can-giai-quyet-.aspx.