THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA TỔ HỢP TÁC TRONG BỐI CẢNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI THỪA THIÊN HUẾ

Abstract

Tóm tắt: Tổ hợp tác (THT) là tổ chức thuộc loại hình kinh tế tập thể đang được khuyến khích phát triển tại các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, tổ hợp tác sản xuất ra đời từ những năm 1960 và có những vai trò nhất định trong sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả được xem là một trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, hiện tại có rất ít nghiên cứu khoa học đánh giá vai trò của các THT tại Việt Nam. Nghiên cứu này được thiết kế để đánh giá thực trạng và vai trò của THT trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới tại nước ta. Thông tin về thực trạng và vai trò của THT trong phát triển nông thôn mới được thu thập và phân tích. Nghiên cứu khảo sát 112 thành viên THT và phỏng vấn 13 lãnh đạo xã và 24 tổ trưởng THT. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 loại hình THT khác nhau đang hoạt động với quy mô và số lượng thành viên rất khác nhau gồm: (1) THT trồng trọt; (2) THT chăn nuôi/nuôi ong; (3) THT chế biến/dịch vụ; (4) THT đánh bắt/nuôi trồng thủy sản; (5) THT lâm nghiệp. Tổ hợp tác có ba vai trò chính gồm: (1) cung cấp dịch vụ đầu vào; (2) tổ chức và liên kết sản xuất; (3) cung cấp dịch vụ đầu ra. Đây là các vai trò rất quan trọng đối với phát triển nông nghiệp, đặc biệt đối với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Từ khóa: THT, vai trò, nông thôn mới, Thừa Thiên Huế

https://doi.org/10.26459/hueuni-jard.v129i3A.5474
PDF (Vietnamese)

References

  1. Chi Cục Phát Triển Nông Thôn (2017), Báo cáo tình hình hoạt động của tổ hợp tác tại Thừa Thiên Huế năm 2017, Tỉnh Thừa Thiên Huế.
  2. Dương Ngọc Thành, Nguyễn Công Toàn và Hà Thị Thu Hà (2018), Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh An Giang, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 130 (6), 212–219.
  3. Schöll, K., Markemann, A., Megersa, B., Birner, R., & Zárate, A. V. (2016), Impact of projects initiating group marketing of smallholder farmers—A case study of pig producer marketing groups in Vietnam, Journal of Co-operative Organization and Management, 4(1), 31–41.
  4. Đào Thế Tuấn (2007), Hợp tác xã: vấn đề cũ, cách nhìn mới, Tạp Chí Cộng Sản, 21(141), 1–6.
  5. Ngân Hàng Thế Giới (2016), Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016, Chuyển đổi Nông nghiệp Việt Nam: Tăng giá trị, giảm đầu vào.
  6. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2017), Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Tham vấn kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2016–2020.
  7. Chính Phủ Việt Nam (2016), Quyết định về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016–2020.
  8. Trần Thanh Dũng và Nguyễn Ngọc Đệ (2016), Sinh kế của thanh niên trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Kiên Giang, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 44(2), 106–113.
  9. Creswell, J.W. (2014), Research design: qualitative, quantitative, and mixed methods approaches, Thousand Oaks: SAGE Publications.
  10. De Vaus, D. (2014), Surveys in social research, Australia: Allen & Unwin Academic Publisher.
  11. Miles, M.B. and A.M. Huberman (1994), Qualitative data analysis, Thousand Oaks, USA: SAGE Publications.
  12. The Asia Foundation and SOCENCOOP (2012), Agricultural Cooperatives Manual, Hanoi, Vietnam: LUCK HOUSE GRAPHICS LTD.
  13. Trần Văn Hiếu (2004), Thực trạng và giải pháp cho sự liên kết “bốn nhà” trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí khoa học–Đại học Cần Thơ, 124(3), 183–188.
  14. Trần Quốc Nhân và Takeuchi, I. (2012), Phân tích nguyên nhân dẫn đến việc thực thi hợp đồng tiêu thụ nông sản kém giữa nông dân và doanh nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí khoa học và phát triển, 122(4), 1069–1077.
  15. Ortmann, G.F. and King, R.P. (2007), Agricultural cooperatives II: Can they facilitate access of small-scale farmers in South Africa to input and product markets? Agrekon, 46(2), 219–244.