CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH BỔ SUNG TẠI CÁC ĐIỂM DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TỈNH QUẢNG TRỊ

Abstract

Tóm tắt: Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong các hoạt động du lịch theo đúng nghĩa là sự cùng tham gia quản lý, cùng chịu trách nhiệm, cùng chia sẻ quyền lợi trong tiến trình phát triển du lịch tại địa phương đó. Thực tế cho thấy có nhiều yếu tố cản trở sự tham gia của cộng đồng, và do đó ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch ở các địa phương. Kết quả nghiên cứu sự tham gia của người dân địa phương trong phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung tại các điểm di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị cho thấy sự tham gia của người dân ở đây đang ở dạng khá sơ khai. Các hình thức chủ yếu là hoạt động kinh doanh tự phát, qui mô buôn bán nhỏ, và thiếu tính hệ thống và chuyên nghiệp. Các yếu tố quan trọng giải thích cho thực trạng này gồm các hạn chế về nhận thức và hiểu biết của người dân đối với du lịch nói chung và kinh doanh dịch vụ du lịch bổ sung nói riêng, hạn chế về cơ chế và nguồn lực cũng như các rào cản trong hoạt động kinh doanh du lịch. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cơ hội khuyến khích sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch nói chung cũng như cung cấp các dịch vụ du lịch bổ sung là khả quan nếu có các giải pháp và chính sách phù hợp để nâng cao nhận thức và năng lực tham gia của người dân. Do vậy, các giải pháp đề xuất nhằm tập trung cải thiện các yếu tố hạn chế trên góp phần gia tăng sự tham gia của người dân trong phát triển các dịch vụ du lịch bổ sung tại các di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị.

Từ khóa: sự tham gia, dịch vụ du lịch bổ sung, di tích lịch sử văn hóa, người dân, nguồn lực

https://doi.org/10.26459/hueuni-jed.v126i5D.4497
PDF (Vietnamese)

References

  1. Aref, F. and Redzuan, M. B. (2008), Barriers to community participation toward tourism development in Shiraz, Iran, Pakistan Journal of Social Sciences, 5(9): 936–940.
  2. Brodman, J. (1996), New direction in tourism for third world development, Annal of Tourism Research, 23 (1), 48–70.
  3. Fariborz, A. and Ma’rof, B. R. (2008), Tourism and community capacity building: a literature review, Pakistan Journal of Social Sciences, 5(8): 806–812.
  4. Leksakundilok, A. (2006), Community participation in ecotourism development in Thailand (Doctoral dissertation), Geosciences, University of Sydney.
  5. Moscardo, G. (2008), Building community capacity for tourism development, CABI Oxfordshire, UK.
  6. Oversea Development Institute (ODI) (2007), Can Tourism offer pro-poor pathways to prosperity? Examining evidence on the impact of tourism on poverty Briefing paper, available at: http://www.odi.org.uk/sites/odi.org.uk/files/odi-assets/publications-opi. (accessed 10/02/2017).
  7. Reed, M. (1997), Power relations and community-based tourism planning, Annals of Tourism Research. 24(3), 566–591.
  8. Simmons, D. G. (1994), Community participation in tourism planning, Tourism Management. 15(2), 98–108.
  9. Tosun, C. (2000), Limits to community participation in the tourism development process in developing countries, Tourism Management, 21, 613–633.
  10. Tosun, C. (1999), Towards a typology of community participation in the tourism development process. Anatolia: An International Journal of Tourism and Hospitality Research, 10 (2), 113–134.