THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH THANH HÓA THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Abstract

Tóm tắt: Bài báo vận dụng phương pháp phân tích dữ liệu theo thời gian và so sánh dựa trên hệ thống ba nhóm chỉ số đánh giá về tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng sản phẩm trên địa bàn, năng suất lao động xã hội, tỷ lệ thu so với chi ngân sách. Mục tiêu của nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hoá theo hướng bền vững. Kết quả cho thấy cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, nguồn vốn đầu tư thu hút ngày càng lớn, tăng trưởng kinh tế mạnh. Tuy nhiên, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu chưa cao, thu nhập bình quân đầu người thấp, nguồn ngân sách vẫn cần trợ cấp của Trung ương đến 50%. Để phát triển kinh tế bền vững, các giải pháp về đổi mới cơ chế chính sách, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo lập môi trường cạnh tranh... cần được thực hiện nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế gắn liền với đảm bảo ổn định về mặt xã hội và bảo vệ môi trường.

Từ khóa: nền kinh tế, phát triển kinh tế bền vững, Thanh Hóa

https://doi.org/10.26459/hueuni-jed.v128i5A.5266
PDF (Vietnamese)

References

  1. Debra Lam (2014), Vietnam’s Sustainable Development Policies, Vision VS Implementation, World Scienctific Books.
  2. Mai Việt Dũng (2015), Vấn đề phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, Tr. 7.
  3. Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa (2018), Niên giám thống kê năm 2018, Thanh Hóa.
  4. Lê Thị Lệ (2016), Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010– 2014, Tạp chí Khoa học, số 5. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 61, 157–167.
  5. Thủ tướng chính phủ (2012), Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011–2020, Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2019.
  6. Thủ tướng chính phủ (2015), Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Quyết định số 872/QĐ-TTg ngày 17/6/2015.
  7. Đỗ Thị Hà Thương (2016), Huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa, Luận án tiến sĩ kinh tế – Học viện Tài chính, Hà Nội.
  8. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Phát triển bền vững của Viện Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội,
  9. UBND Tỉnh Thanh Hóa (2018), Báo cáo phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011–2015 và tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa năm 2018, Thanh Hóa.
  10. World Commission on Environment and Development (WCED) (1987), Our Common Future. Oxford University Press, Oxford & New York.
  11. Nguyễn Quang Thái, Lê Thắng Lợi (2007), Phát triển bền vững của Việt Nam: Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng, Nxb. Lao động – Xã hội, Hà Nội.
  12. Nguyễn Minh Thu (2013), Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
  13. Phạm Thị Thanh Bình (2016), Phát triển bền vững ở Việt Nam: Tiêu chí đánh giá và định hướng phát triển, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Hà Nội.
  14. Trần Ngọc Ngoạn (2007), Một số vấn đề lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế trong phát triển bền vững nông thôn, Tạp chí Nghiên cứu Phát triển bền vững, N2-2007, Tr. 3–15.
  15. Vũ Văn Hiển (2014), Phát triển bền vững ở Việt Nam, Tạp chí cộng sản (Communist Review), Số tháng 1-2014.