Đa dạng thành phần loài thực vật phân bố ở đồi Hồng, Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

Abstract

Đồi Hồng – Đồi cát bay mũi Né thành phố Phan Thiết không chỉ được biết đến với vẻ đẹp hiếm có về giá trị du lịch mà còn được biết bởi thành tạo địa chất Đệ tứ độc đáo của Việt Nam. Nghiên cứu thực hiện nhằm công bố danh lục các loài thực vật cũng như sinh cảnh sống, dạng sống và giá trị sử dụng của chúng trên đồi cát Hồng – Mũi né, thành phố Phan Thiết. Có 96 loài thực vật thuộc 92 chi, 54 họ của ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) đã được xác định; Nghiên cứu đã bổ sung được 16 họ, 23 loài thực vật trên đất cát ở địa phương, trong đó có 3 loài được phân hạng và đánh giá cần bảo tồn trong sách đỏ Việt nam, 2007. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu này góp phần hoàn thiện dần hệ thống danh lục thành phần loài thực vật trên vùng duyên hải miền Trung Việt Nam.

https://doi.org/10.26459/hueuni-jese.v127i4A.5045
PDF (Vietnamese)

References

  1. Nguyễn Tiến Bân, 1997. Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật Hạt kín ở Việt Nam, NXB Hà Nội
  2. Bộ Khoa học & Công nghệ, 2007, 2003. Sách đỏ Việt Nam - Phần Thực vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
  3. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam, Tập 1&2, NXB Y học, Hà Nội.
  4. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam, Tập 1, 2&3, NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh.
  5. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
  6. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008. Các phương pháp nghiên cứu thực vật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
  7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. 2006. Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
  8. Bùi Thanh Duy, 2014. Xây dựng cơ sở dữ liệu về một số loài thực vật trên đất cát ven biển Phan Thiết – Tỉnh Bình Thuận. Luận văn Thạc sĩ Sinh học, chuyên ngành Sinh Thái học. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
  9. Lê Quốc Huy, 2005. Phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng các chỉ số đa dạng thực vật. Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới (Lâm nghiệp). 5:58-66.
  10. Nguyễn Quang Lộc, 2012. Nghiên cứu địa tầng và trầm tích của cát đỏ khu vực Phan Thiết và đánh giá tiềm năng khoáng sản liên quan. Luận văn Thạc sĩ, ngành Địa chất học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
  11. Nguyễn Đức Thắng, 1999. Địa chất và khoáng sản tờ Phan Thiết tỉ lệ 1:200.000. Cục ĐC&KS Việt Nam. Hà Nội
  12. Nguyễn Văn Thuấn và Trần Văn Thảo, 2008. Tiềm năng sa khoáng titan-Zircon công nghiệp trong tầng cát đỏ thuộc hệ tầng Phan Thiết ở dải ven biển Nam Trung Bộ, Tạp chí địa chất 308, 18-24, Hà Nội.