QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA ĐÀNG TRONG THỜI CHÚA NGUYỄN VỚI BỒ ĐÀO NHA VÀ HÀ LAN THẾ KỶ XVII – XVIII

Abstract

Thế kỷ XVII – XVIII, Đàng Trong thời chúa Nguyễn có quan hệ thương mại rộng rãi với nhiều quốc gia trên thế giới từ Đông sang Tây. Trong số các nước phương Tây, Bồ Đào Nha và Hà Lan là hai nước có quan hệ thương mại với Đàng Trong sớm nhất, để lại nhiều dấu ấn nhất. Thế kỷ XVII, quan hệ thương mại giữa Đàng Trong với Bồ Đào Nha và Hà Lan phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên bước sang thế kỷ XVIII thì dần suy yếu và đến giữa thế kỷ XVIII trở đi thì suy yếu trầm trọng. Quá trình buôn bán với Bồ Đào Nha và Hà Lan đã mang về cho chính quyền Đàng Trong những mối lợi quan trọng, đặc biệt là nguồn thuế thu được từ các thương thuyền xuất nhập cảng, cung cấp cho chúa Nguyễn những trang bị vũ khí hiện đại thời bấy giờ để trang bị cho quân đội, giúp gia tăng sức mạnh, đủ sức đương đầu với quân Trịnh ở Đàng Ngoài trong các cuộc giao tranh. Quá trình hoạt động thương mại của thương nhân, giáo sĩ hai nước này tại các thương cảng cũng có những tác động nhất định đến tình hình kinh tế, chính trị - quân sự, văn hóa – xã hội, đô thị Đàng Trong thời chúa Nguyễn.

https://doi.org/10.26459/hueunijssh.v129i6D.6038
PDF

References

  1. . Cristoforo Borri (1998), Xứ Đàng Trong năm 1621, Người dịch, chú thích: Hồng Nhuệ, Nguyễn Khắc Xuyên, Nguyễn Nghị, Nxb TP HCM.
  2. . W. J. M. Buch (1936), “La Compagnie des Indes Néerlandaises et l’Indochine”, BEFEO, Tome 36.
  3. . Lê Quý Đôn (1964), Phủ biên tạp lục, Nxb Khoa học, Hà Nội.
  4. . P. Cultru (1910), Histoire de la Cochinchine Francaise des origines à 1883, Augustin Challamel, Éditeur, Paris.
  5. . Emile Gaspardone (1929), “W. J. M. Buch: De Oost-indische Compagnie en Quinam. De betrekkingen der Nederlanders met Annam in de XVIIe eeuw”, BEFEO, Tome 29.
  6. . Pierre-Yves Manguin (1972), Les Portugais Sur les Côtes du Việt – Nam et du Campa, Êcole Francaise d’Exttrême-Orient, Paris.
  7. . C. B. Maybon (2011), Những người Châu Âu ở nước An Nam, Người dịch: Nguyễn Thừa Hỷ, Nxb Thế giới, Hà Nội.
  8. . Pierre Mirand (1906), Les Relations de la Hollande avec le Cambodge et la Cochinchine au XVIIe siècle, Libr. G.P. Maisonneuve, Paris.
  9. . Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, tập 1, Người dịch: Viện Sử học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.