CẢM QUAN VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT TÌNH YÊU THỜI THỔ TẢ CỦA G.G.MARQUEZ

Abstract

Việc giải mã những diễn ngôn văn học không đơn thuần là việc khảo cứu nội văn bản, dựa trên tính tự trị của những hình tượng văn học. Đối với những tiểu thuyết được trải dài theo thời gian lịch sử biên niên và không gian địa lý, văn hóa như Tình yêu thời thổ tả của G.G.Marquez, một cách tiếp cận liên ngành và liên văn bản sẽ góp phần giải quyết được nhiều hơn những vấn đề thuộc về cảm thức ám thị văn hóa, cũng như đặc trưng tư tưởng và tín ngưỡng của các nhân vật. Trong tác phẩm này, nổi lên hai vấn đề cơ bản mang tính chất tộc loại tại Mỹ Latinh đã ám thị trong vô thức tập thể của các nhân vật, đó là cảm thức về thân phận văn hóa lai và cảm thức về đạo đức và vai trò của Kyto giáo. Chính từ việc làm rõ các cảm thức này trong thân phận hậu thực dân của Mỹ Latinh, chúng ta sẽ mở ra những ẩn ngữ trong diễn ngôn tình yêu trong Tình yêu thời thổ tả - “một trong những cuốn tiểu thuyết hay nhất ngợi ca về tình yêu mà con người có thể viết nên”.

https://doi.org/10.26459/hujos-ssh.v72i3.3618