NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, TÍNH CÔNG TÁC VÀ ĐỘ BỀN SUNPHAT CỦA BÊ TÔNG CÓ CẤP ĐỘ BỀN B40 SỬ DỤNG XỈ HẠT LÒ CAO NGHIỀN MỊN

Abstract

Xỉ lò cao là thải phẩm của quá trình luyện gang trong lò cao, hiện chưa được sử dụng hợp lý, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế và môi trường ở nước ta. Mặt khác tấn công sunphat là một trong những nhân tố chính ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của công trình sử dụng vật liệu bê tông xi măng tồn tại trong môi trường ven biển. Tấn công sunphat dẫn đến sự biến đổi về hóa học các sản phẩm hyđrat của xi măng, hậu quả dẫn đến sự giãn nở, mất tính dính kết, giảm cường độ, tăng độ rỗng, vỡ bề mặt hay tách lớp, thậm chí phá hoại hoàn toàn kết cấu bê tông. Hai đặc điểm chính dẫn đến sự hư hỏng bê tông do tấn công sun-phát bên ngoài là: (1) Sự hình thành thạch cao và ettringite khi bê tông đã đông cứng gây ra giãn nở; (2) và/ hoặc phá hủy gel C-S-H (nhân tố chính góp phần hình thành cường độ bê tông). Bài báo tập trung nghiên cứu hiệu quả của xỉ hạt lò cao nghiền mịn đối với độ bền của bê tông tồn tại trong môi trường sunphat (dung dịch MgSO4 5% và Na2SO4 5%). Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi tiến hành thiết kế thành phần cấp phối cho bê tông có cấp độ bền B40, một lượng xỉ hạt lò cao nghiền mịn sẽ được dùng thay thế cho xi măng ở các mức 0%, 30%, 50% và 70% theo khối lượng của chất dính kết. Các mẫu bê tông hình trụ được đúc và ngâm trong các thùng dung dịch MgSO4 5% và Na2SO4 5%. Kết quả thí nghiệm đã làm rõ tính hữu ích của xỉ hạt lò cao nghiền mịn đối với sự suy giảm độ bền của bê tông ngâm trong dung dịch sunphat. Toàn bộ các thí nghiệm này được thực hiện tại Trung tâm Thí nghiệm và Kiểm định Xây dựng (LAS-XD 1216) của Trường Cao đẳng Giao thông Huế.
https://doi.org/10.26459/hueuni-jtt.v126i2.4148

References

  1. Bùi Danh Đại (2013), Phụ gia khoáng hoạt tính cao cho bê tông chất lượng cao, Nhà xuất bản Xây dựng.
  2. Nguyễn Văn Hướng (2014), Bài học từ những công trình bê tông khối lớn hư hỏng do tấn công nội sun-phát, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 78, p.43-48.
  3. Nguyễn Văn Hướng (2015), Tổng quan về tấn công sunphat bên ngoài đối với bê tông, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 2015, số 3, p.42-45.
  4. Nguyễn Công Thắng, Nguyễn Thị Thắng, Phạm Hữu Hanh, Nguyễn Văn Tuấn, Lê Trung Thành, Nguyễn Trọng Lâm (2013), Nghiên cứu chế tạo bê tông chất lượng siêu cao sử dựng silica fume và xỉ lò cao hạt hóa nghiền mịn ở Việt Nam.
  5. Viện Vật liệu xây dựng (2006), Báo cáo tổng kết đề tài ‘’Nghiên cứu sử dụng xỉ hạt lò cao Nippon Nhật Bản làm phụ gia khoáng cho sản xuất xi măng tại Công ty xi măng HOLCIM Việt Nam, Hà Nội 2006.;
  6. ACI Committee 233 (2011), Reported “Ground Granulated Blast-Furnace Slag as a Cementitious Constituent in Concrete” ACI 233R-03 (Reapproved)
  7. ASA (1997), A guide to the use of iron blast furnace slags in cement and concrete.
  8. Collerpardi M., (2003), A state-of-the-art review on delayed ettringite attack on concrete, Cement & Concrete Composites, Vol 25, p.401-407.
  9. Gollop R.S., Taylor H.F.W., (1995), Microstructural and microanalytical studies of sulfate attack III. Sulfate-resisting portland cement: Reactions with sodium and magnesium sulfate solutions, Cement and Concrete research, Vol 25, p.1581-1590.
  10. M. Rex (2000), Blast furnace and steel slags as liming materials for sustainable agricultural production, EUROSLAG publication No. 1, pp. 137-149.
  11. Minoru FUJIWARA (2005), Tính chất và tác dụng của xỉ lò cao”. Hội thảo về sử dụng xỉ lò cao cho sản xuất xi măng tại Việt Nam. Hà Nội, 7/2005.
  12. Shi C., Wang D., Behnood A., (2012), Review of Thaumasite Sulfate Attack on Cement Mortar and Concrete, Journal of Materials in Civil Engineering, Vol 24, p.1450-1460.
  13. Skalny J., Marchand J., Odler I., (2003), Sulfate Attack on Concrete, Taylor & Francis Group, London and New York, 230p.
  14. Technical Leaflet No. 1 (2003), Granulated blast furnace slag, , The European Slag Association.