NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY BÓC VỎ LỤA HẠT LẠC RANG TỰ ĐỘNG LR-K50

Abstract

Công nghệ chế biến nông sản ngày càng phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới. Việc chế biến đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp nói chung và từ lạc nói riêng là hết sức cần thiết. Do đó việc nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy bóc vỏ lụa hạt lạc rang LR-K50 làm việc theo nguyên lý khí động với năng suất 50kg/h có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao giá trị sản xuất lạc hiện nay ở nước ta. Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy LR-K50 đã xác định được một số thông số cơ bản của máy như buồng bóc dạng hình trụ kích thước 200 x 250 x 2mm, chiều dài x chiều rộng x chiều cao tương ứng là 760 x 560 x 1200 mm, kết cấu máy đơn giản, gọn nhẹ, dễ di chuyển làm việc ổn định và năng suất phù hợp. Kết quả khảo nghiệm cho thấy máy LR-K50 có năng suất đạt từ 40 – 60 kg/h tùy theo loại lạc và áp suất dòng khí cung cấp. Máy làm việc ổn định và có hiệu suất bóc vỏ hạt lạc rang cao đạt 96,2% khi áp suất dòng khí cung cấp 7 bar và góc đặt đầu phun  nghiêng 450 so với thành của buồng bóc. 

https://doi.org/10.26459/hueuni-jtt.v127i2A.4939
PDF (Vietnamese)

References

  1. Tổng cục thống kê (2/2018), Tình hình kinh tế và xã hội năm 2017 - 2018, Trung tâm Tư liệu và Dịch vụ Thống kê, Tổng Cục Thống kê Tổng Cục Thống Kê, 54 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
  2. Cục Xúc tiến và Thương Mại, Bộ Công Thương (3/2018), Tình hình sản xuất và nhập khẩu một số nông sản ở Việt Nam trong các năm 2017- 2018, Cục Xúc tiến và Thương Mại, Bộ Công Thương Hà Nội p. 25.
  3. Cơ khí Viễn Đông (2012). Máy bóc vỏ lụa đậu phộng [cited 2018 June 20]; Available from: https://cokhiviendong.com/may-boc-vo-lua-dau-phong/.
  4. Cơ khí Tân Minh (2014). Máy bóc vỏ lạc TMTP-OA18. [cited 2018 August 2]; Available from: http://maythucphamtanminh.com/may-boc-tach-hat-ngo-tmtp-oa18.html.
  5. Lim, Bo Yuan, Shamsudin Rosnah, Baharudin BT Hang Tuah, Yunus, Robiah (2015). A review of processing and machinery for Jatropha curcas L. fruits and seeds in biodiesel production: harvesting, shelling, pretreatment and storage. Renewable and Sustainable Energy Reviews, 2015. 52: p. 991-1002.
  6. Mohammed, A. and A.B. Hassan, Design and Evaluation of a Motorized and Manually Operated Groundnut Shelling Machine. International Journal of Emerging Trends in Engineering and Development (UK), 2012. 4(2): p. 673-682.
  7. Ugwuoke, I.C., O.J. Okegbile, and I.B. Ikechukwu, Design and Fabrication of Groundnut Shelling and Separating Machine. Department of Mechanical Engineering, Federal University of Technology Minna, Niger State, Nigeria. International Journal of Engineering Science Invention ISSN (Online), 2014: p. 2319-6734.
  8. Ugwuoke, I.C., Okegbile O.J, I.B. Ikechukwu and Jonh Robert Temitope (2014), Design and Development of Manually Operated Roasted Groundnut Seeds Peeling Machine. International Journal of Recent Development in Engineering and Technology, 2014. 2(4).
  9. Raghtate, A.S. and D.C. Handa (2014), Design consideration of groundnut sheller machine. Department Of Mechanical Engineering, KDK College of Engineering, Nagpur. International Journal of Innovative Research in Science And Technology, 2014. 1.
Creative Commons License

This work is licensed under a Creative Commons Attribution-ShareAlike 4.0 International License.

Copyright (c) 2018 Array