SÀNG LỌC CÁC TỔN THƯƠNG TIỀN UNG THƯ VÀ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG BẰNG XÉT NGHIỆM TẾ BÀO CỔ TỬ CUNG VÀ TEST VIA TẠI TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ

Authors

  • Võ Văn Khoa
  • Trương Quang Vinh
  • Đặng Công Thuận
  • Nguyễn Khoa Nguyên
  • Nguyễn Vũ Quốc Huy Bộ môn Phụ Sản, Trường Đại học Y Dược Huế

Abstract

Mục tiêu: Đề tài này nhằm xác định tỷ lệ bất thường và giá trị chẩn đoán của phương pháp VIA và tế bào cổ tử cung trong chẩn đoán tiền ung thư và ung thư cổ tử cung tại tuyến y tế cơ sở. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 977 phụ nữ trong độ tuổi từ 21 - 70 ở 5 xã thuộc 2 Thị xã Hương Trà và Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian 12.2012 – 07.2013. Các phụ nữ được khám phụ khoa, lấy bệnh phẩm tế bào cổ tử cung và làm test VIA. Phiến đồ cổ tử cung được nhuộm theo phương pháp Papanicolaou, đọc và phân loại theo danh pháp Bethesda 2001. Phân loại VIA theo Hướng dẫn 2011 của Bộ Y tế. Khảo sát các thông số liên quan đến tỷ lệ bất thường tế bào và VIA, tỷ lệ phù hợp chẩn đoán của VIA so với tế bào học. Kết quả: Tuổi trung bình của phụ nữ được khám sàng lọc là 38,9±9,5 tuổi. Tỷ lệ tế bào học dương tính tăng dần theo tuổi đời và số lần mang thai. Kết quả VIA ghi nhận 20 trường hợp tổn thương cổ tử cung bất thường, chiếm 2,0% mẫu nghiên cứu. Tỷ lệ phát hiện tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung qua xét nghiệm tế bào cổ tử cung là 7,6 %, trong đó chẩn đoán ASC-US/ASC-H: 3,0%, AGUS: 2,9%, LSIL: 1,6% và HSIL: 0,1%. Độ phù hợp giữa chẩn đoán VIA và chẩn đoán TBH là 92,2%. Kết luận: Tỷ lệ tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung phát hiện bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung là 7,6 %. Độ phù hợp 2 chẩn đoán VIA và TBH khá cao, đạt 92,2%, tuy nhiên cần đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của mỗi phương pháp dựa trên kết quả mô bệnh học để có kết quả chính xác hơn.

References

Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Vạn Thông (2005), “Đặc điểm tế bào - giải phẫu bệnh của các tổn thương cổ tử cung”,Y học Tp Hồ Chí Minh, 9(1), pp. 176 – 178.

Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh (2007), “Ung thư cổ tử cung”, Sản phụ khoa Tập 2, pp. 803-810.

Bùi Thị Chi, Nguyễn Dung, Nguyễn Vũ Quốc Huy,và cs (2010), “Đánh giá kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung tại cộng đồng 19 xã 2 huyện Phú Vang và Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tập san Hội nghị phòng chống ung thư phụ khoa lần V, năm 2010, pp. 61-79.

Dương Thị Minh Diễm, Nguyễn Vũ Quốc Huy, Tôn Nữ Minh Quang (2005), “Giá trị chẩn đoán của phương pháp quan sát cổ tử cung sau bôi acid axêtic trong các thương tổn lành tính và ác tính cổ tử cung”,Y học thực hành, 522, pp. 582-588.

Trịnh Quang Diện, Lê Trung Thọ, Nguyễn Thúy Hương (1999), “Sàng lọc tế bào học phát hiện sớm các tân sản nội biểu mô và ung thư cổ tử cung ở cộng đồng”,Y học Việt Nam, Chuyên đề Giải phẫu bệnh Y pháp, pp. 20-23.

Nguyễn Thị Trúc Hà (2002), Góp phần phát hiện tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung tại Khoa Phụ Sản Bệnh viện Trung ương Huế, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Dược Huế.

Đặng Lê Dung Hạnh (2004), “Giá trị của phết tế bào âm đạo/cổ tử cung, soi cổ tử cung và sinh thiết cổ tử cung qua soi trong chẩn đoán bệnh lý cổ tử cung”, Tạp chí Thời sự Y Dược Học.

Nguyễn Chấn Hùng, Eric Suba, cs (2000), “Chương trình Việt-Mỹ thí điểm phòng chống ung thư cổ tử cung: Những kết quả và kinh nghiệm”,Y học TP. Hồ Chí Minh, 4(4), pp. 20-30.

Nguyễn Vũ QuốcHuy (2010), “Dự phòng ung thư cổ tử cung dựa trên bằng chứng cập nhật 2010”, Tạp chí phụ sản, 8(2,3), pp. 31-39.

Nguyễn Vũ Quốc Huy (2006), “Tiếp cận phòng chống ung thư cổ tử cung theo hướng cộng đồng”, Y học thực hành 550, pp. 33-44.

Nguyễn Vũ Quốc Huy (2008), “Phát hiện thương tổn tiền ung thư và ung thư cổ tử cung bằng phương pháp quan sát cổ tử cung sau bôi acetic acid “,Tạp chí Phụ Sản, 7(2), pp. 58-65.

Nguyễn Vũ Quốc Huy (2012), “Sàng lọc tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung “,Tạp chí Phụ Sản, 11(1), pp. 50-59.

Trần Thị Lợi, Bùi Thị Hồng Nhung (2004), “Tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh tại Tp Hồ Chí Minh”,Y học Tp Hồ Chí Minh, 8(1), pp. 116-119.

PATH (2010), “Thông tin cập nhật về sàng lọc ung thư cổ tử cung”, Outlook, 27(2), pp. 1.

Nguyễn Thị Thơm (2008), Nghiên cứu tỷ lệ tổn thương nội biểu mô cổ tử cung qua sàng lọc tế bào phụ khoa tại một số cộng đồng, Luận văn Thạc sĩ y khoa, Đại học Y Hà Nội.

Nguyễn Quốc Trực, Nguyễn Văn Thành, Trần Thị Diễm Trang, cs (2004), “Chẩn đoán và điều trị các tổn thương tiền ung thư”,Y học Tp Hồ Chí Minh, 7(4), pp. 424-433.

Trang Trung Trực, Nguyễn Thị Loan Anh, Nguyễn Thị Kim Hoa, cs (2004), “Độ chính xác của phết tế bào cổ tử cung tại bệnh viện Từ Dũ năm 2003”,Nội san Sản Phụ Khoa, Hội nghị Sản Phụ Khoa năm 2004, pp. 341-346.

Nguyễn Sào Trung, Hứa Thị Ngọc Hà (2008), “Ung thư cổ tử cung: phát hiện và phòng ngừa”,Y học Tp Hồ Chí Minh, 12(2), pp. 68-69.

Phạm Thị Cẩm Tú, Nguyễn Vũ Quốc Huy (2011). Nghiên cứu giá trị của một số phương pháp thăm dò và chẩn đoán tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 15(2):90-98.

Trương Quang Vinh, Cao Ngọc Thành (2010), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở các phụ nữ có tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung”,Tạp chí Phụ Sản, 8(4/2010), pp. 60-68.

Addis B.I., Hatch D.K., Berek S.J. (2007), “Intraepithelial Disease of the Cervix, Vagina, and Vulva”, Berek & Novak’s Gynecology 14th edition, Jonathan S. Berek, Lippincott William & Wilkins, pp. 562 – 592.

DeMay M.R. (2005), “An overview of Bethesda System”, The Pap Test: Exfoliative Gynecologic Cytology, Chicago: ASCP Press, pp. 235-244.

Gaffikin L., Blumenthal P., Emerson M., Limpaphayom K. (2003). "Safety, acceptability, and feasibility of a single-visit approach to cervical cancer prevention in rural Thailand: a demonstration project." Lancet 361:814-20.

Kufe D.W, Pollock R.E, Weichselbaum R.R, et al.Histologic classification of epithelial tumors [cited 2012 21/10]; avaible from:http://www. ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK12450/

Sherman E.M, Abdul-Karim W.F, Berek S.J, et al (2004), “Atipycal Squamous Cells”, The Bethesda Sytem for Reporting Cervical Cytology, Diane Solomon and Ritu Nayar, Spinger, pp. 67-89.

Sherris , et al(1998). “Preventing cervical cancer in low-Resource settings”, Outlook, 18 (1).

WHO (2006), “Screening for cervical cancer”, Comprehensive cervical cancer control. A Guide to Essential Practice, World Health Organization 2006, pp. 79-105.

Published

2014-04-14