NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ NƯỚC NÓNG ĐẾN NẤM Penicillium digitatum GÂY BỆNH MỐC XANH HẠI CAM SAU THU HOẠCH

Authors

  • Nguyễn Thị Thuỷ Tiên
  • Lê Thanh Long
  • Trần Thị Thu Hà
  • Nguyen Hien Trang
  • Nguyễn Minh Hiếu Phòng Kế hoạch - Tài chính - TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Abstract

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc xử lý nước nóng đến chủng nấm Penicillium digitatum P4 ở điều kiện in vitroin vivo. Nấm được xử lý ở các nhiệt độ khác nhau: 25oC (Đối chứng), 45oC; 50oC; 55oC và 60oC trong 60 giây và 150 giây. Kết quả thí nghiệm ở điều kiện in vitro cho thấy, xử lý ở nhiệt độ 60oC và thời gian 150 giây gần như ức chế hoàn toàn sự nảy mầm của bào tử nấm P.digitatum P4, hiệu lực ức chế đạt 99% và 97,10% tương ứng sau 24 và 48 giờ quan sát. Sinh khối khô của nấm P.digitatum P4 cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao và thời gian xử lý. Hiệu lực ức chế đạt 60,44% và 83,55% tương ứng với nhiệt độ xử lý 55oC và 60oC trong 150 giây sau 7 ngày nuôi ở 25oC. Ở điều kiện in vivo, cam sau khi được lây bệnh nhân tạo với 10 µl nấm P.digitatum P4 ở nồng độ 105 bào tử/ml được xử lý nước nóng cũng với chế độ như ở điều kiện in vitro. Mặc dù nhúng cam ở 60oC trong 150 giây cho hiệu quả ức chế lớn nhất nhưng xuất hiện một số biểu hiện của tổn thương nhiệt trên bề mặt quả. Xử lý quả ở 55oC trong 150 giây có khả năng làm chậm thời gian hình thành vết bệnh, hạn chế sự phát triển của bệnh mốc xanh và không gây tổn thương nhiệt cho quả, hiệu lực ức chế đạt 51,35% sau 168 giờ.

Từ khoá: Bệnh mốc xanh, cam, kháng nấm, Penicillium digitatum, xử lý nước nóng.

References

. Badawy M. E. I., and Rabea E. I., A biopolymer chitosan and its derivatives as promising antimicrobial agents against plant pathogens and their applications in crop protection, International Journal of Carbohydrate Chemistry, (2011), pp. 1-29.

. Barkai-Golan R., Postharvest diseases of fruits and vegetables - Development and control, Elservier Press, 2001.

. Fajardo J. E., McCollum T. G., McDonald R. E., Mayer R. T., Differential induction of proteins in orange flavedo by biologically based elicitors and challenged by Penicillium digitatum Sacc. Biological control 13, (1998), 143–151.

. Fallik E., Hot water treatments for control of fungal decay on fresh produce, In Microbiology of fruits and vegetables, CRC Press, pp. 461 – 478, 2006.

. Inkha S., Effect of heat treatment on anatomical and biochemical changes in tangerine fruit peel during infection of green mold and chilling injury, PhD thesis, ChiangMai University, Thailand, 2009.

. Korrsten L., Taverner P., Citrus, In Crop Post-Harvest: Science and Technology, Wiley Blackwell Press, pp. 43-78, 2012.

. Liu N., Chen X.-G., Park H.-J., Liu C.-G, Liu C.-S., Meng X.-H., Yu L.-J., Effect of MW and concentration of chitosan on antibacterial activity of Escherichia coli, Carbohydrate Polymers 64, (2006), 60-65.

. López-Cabrera J. J., Marrero-Domínguez A.. Use of hot water dips to control the incidence of banana crown rot. Acta Horticulturae 490, (1998), 563-569.

. Vũ Triệu Mân, Giáo trình bệnh cây chuyên khoa, trường Đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội, 2007.

. Meng X., Yang L., Kennedy J. F., Tian S., Effects of chitosan and oligochitosan on growth of two fungal pathogens and physiological properties in pear fruit, Carbohydrate Polymers 81: (2010), 70-75.

. Palou L., Smilanick J. L., Usall J., Viñas,. Control of postharvest blue and green molds of oranges by hot water, sodium carbonate, and sodium bicarbonate. Plant Dis. 85, (2001), 371-376.

. Pitt J. I. and Hocking A. D., Penicillium and related genera, In Fungi and Food Spoilage, pp. 241-243, 2009.

. Schirra M., G. D’hallewin, Ben-Yehoshua S., and Fallik E. Host-pathogen interactions modulated by heat treatment. Postharvest Biology and Technology 21, (2000), 71-85.

Published

2014-07-13