PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP Ở LÀNG PHÒ TRẠCH, XÃ PHONG BÌNH,

Authors

  • Hoàng Huy Tuấn
  • Trần Thị Thúy Hằng Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Abstract

Rú cát ở làng Phò Trạch là một hệ sinh thái đặc thù của vùng cát nội đồng tỉnh Thừa Thiên Huế và nó được quản lý bằng hương ước từ bao đời nay. Qua thời gian và dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau, nên hương ước quản lý, bảo vệ và sử dụng Rú cát được thay đổi cho phù hợp với bối cảnh thực tế. Qua những bài học kinh nghiệm từ việc quản lý Rú cát của làng Phò Trạch, có hai vấn đề cần phải quan tâm trong tiến trình thể chế hóa quản lý rừng cộng đồng, đó là: (1) mối quan hệ giữa khu rừng được giao và lịch sử của cộng đồng, (2) trao quyền pháp lý cho cộng đồng quản lý rừng

Từ khóa: Hương ước, Quản lý rừng cộng đồng, Rú cát

References

Đỗ Xuân Cẩm (2004), “Rú cát nội đồng, một sinh cảnh cần được bảo tồn”, Tạp chí Nghiên cứu & Phát triển số 04/2004, Sở Khoa học & Công nghệ Thừa Thiên Huế

Bùi Xuân Đính (1998), “Hương ước và quản lý làng xã”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội

Nguyễn Hồng Quân và Tô Đình Mai (2000), “Hiện trạng và xu hướng phát triển quản lý rừng cộng đồng”, Bài trình bày tại Hội thảo “Những kinh nghiệm và tiềm năng của quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam”, Hà Nội, 1-2 tháng 6 năm 2006

Lê Đức Triết (1998), “Về Hương ước lệ làng”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004

UBND xã Phong Bình (2012). “Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế-xã hội năm 2011 và Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội năm 2012”

Published

2014-07-13