ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN TỔNG HỢP ĐẾN HÀM LƯỢNG CÁC SẮC TỐ QUANG HỢP, CƯỜNG ĐỘ QUANG HỢP VÀ TỈ LỆ CÀ PHÊ NHÂN XUẤT KHẨU CỦA CÂY CÀ PHÊ VỐI TRÊN ĐẤT BAZAN TỈNH ĐẮK LẮK

Authors

  • Nguyễn Văn Minh NCS Trường Đại học Nông Lâm Huế, công tác tại Khoa Nông Lâm Nghiệp - Trường Đại học Tây Nguyên

Abstract

Tóm tắt

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón tổng hợp với 7 mức bón khác nhau cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trồng trên đất bazan tại tỉnh Đắk Lắk từ 2012 đến 2014 trên nền phân 260 kg N + 95 kg P2O5 + 240 kg K2O và 10 tấn phân chuồng (2 năm bón 1 lần) bón theo quy trình của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và khuyến cáo của Công ty TNHH Yara Việt Nam từ đó xác định được công thức bón phân tổng hợp CT7 (bón 2.100 kg/ha/năm) cho hàm lượng đạm tổng số, lân dễ tiêu, kali dễ tiêu, canxi và magie trong đất cao nhất; hàm lượng diệp lục a trong lá tốt nhất đạt 1,72 mg/g lá tươi, cao hơn 12% so với đối chứng 1, cường độ quang hợp tốt nhất đạt 28,97 (μmol/m2/s) cao hơn đối chứng1 là 64%, tỉ lệ tươi/nhân tốt nhất đạt 4,33, thấp hơn đối chứng 1 là 14%; Năng suất cà phê nhân cao nhất, đạt 3,67 tấn nhân/ha, cao hơn 21% so với đối chứng 1 và 13% so với đối chứng 2. Công thức bón phân CT7 cho tỉ lệ % cà phê nhân xuất khẩu cao nhất đạt 48,38%, cao hơn 19% so với đối chứng 1 và 14% so với đối chứng 2.

Từ khóa: Cà phê vối, phân tổng hợp, sắc tố quang hợp, cường độ quang hợp, Đắk Lắk

References

Tài liệu tham khảo

Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), “Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê vối 10 TCN 478-2001” do Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên biên soạn; Ban hành theo quyết định số 06/2002/QĐ-BNN ngày 9/01/2002.

Boyer (1982) “Les Facteus de fertilityé des sols”, ORSTOM - Pari, pp. 89-110.

Cục Trồng Trọt - Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2013) “Quy trình tái canh cà phê vối” Ban hành theo Quyết định số 273 /QĐ-TT-CCN ngày 3/7/2013 của Cục trưởng cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT.

Lê Ngọc Báu (2001) “Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật thâm canh cà phê vối (Coffea canephora var. robusta) đạt hiệu quả kinh tế cao tại Đắk Lắk”, Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

Nguyễn Văn Minh, (2014) “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bón phân cho cà phê vối (Coffea canephora Piere) giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk” Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế - Đại học Huế.

Nguyễn Văn Sanh (2009) “Nghiên cứu xây dựng thang dinh dưỡng khoáng trên lá và bước đầu thử nghiệm bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cà phê vối kinh doanh tại Đăk Lăk”, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Phan Văn Tân (2001)“Nghiên cứu một số chỉ tiêu quang hợp và mối tương quan của chúng với năng suất cà phê vối (Coffea Canaphora Pierre var. Robusta) tại Đắc Lắc” Luận án tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội.

Published

2015-10-03

Issue

Section

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn