VỊ THẾ CỦA ĐÀNG TRONG (VIỆT NAM) TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VỚI BỒ ĐÀO NHA THẾ KỶ XVI – XVII

Authors

  • Hoàng Thị Anh Đào Trường Đại học Khoa học Huế

Abstract

Tóm tắt: Thế kỷ XVI được xem là thế kỷ mở đầu của hoạt động thương mại Việt Nam với các nước phương Tây sau các phát kiến địa lý lớn của thế giới, trong đó, Bồ Đào Nha là nước tiên phong đến thiết lập quan hệ buôn bán với Việt Nam. Đàng Trong với nhiều nhân tố thuận lợi về con người, địa lý và hàng hóa, đã là nơi thu hút Bồ Đào Nha trên con đường giao lưu và thiết lập mạng lưới thương mại biển Nội Á. Vậy, những nhân tố nào đã khiến Đàng Trong trở thành vị trí địa chiến lược trong mạng lưới thương mại này, và Bồ Đào Nha đã đến đây buôn bán với những nét đặc thù riêng ra sao, cũng như những hệ quả của quá trình giao thương đó mang lại như thế nào chính là mục đích của bài viết này. Trên cơ sở phân tích những yếu tố khách quan, chủ quan, khái quát và hệ thống hóa hoạt động thương mại giữa Đàng Trong với Bồ Đào Nha, từ đó tác giả bài viết đưa ra những nhận định khách quan về vai trò của Đàng Trong trong hành trình tìm đến phương Đông của các nước  phương Tây thời cận đại.

Abtract: The XVIth century considered is the time to the beginning of commercial operations between Vietnam and the West after the great geographic discoveries of the world, of which Portugal is a pioneer Western countries to establish the trading relationship with Vietnam. Cochinchina with many favorable factors for human, geographic and merchandise, was an attractive place for Portugal on the road of exchange and establish the Intra-Asia marime trading networks. Therefor, what factors led Cochinchina become a strategic location in the commercial network, and Portugal had come here to make the trade with the typical characteristics are, as well as the consequences of the trading process which brings,  is the main purpose of this article. Based on the analysis of objective and subjective factors, generalization and systematization of commercial activities between Cochinchina and Portugal, from which the author draws on an objective assessment of the role of Cochinchina in the voyage of the West to the East in modern times.


Author Biography

Hoàng Thị Anh Đào, Trường Đại học Khoa học Huế

Hoàng Thị Anh Đào

GV - NCS, Khoa Lịch sử

Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế

References

Lâm Thị Mỹ Dung (2007), “Vị thế của Cù Lao Chàm trong lịch sử thương mại Việt Nam”, Việt Nam trong hệ thống thương mại châu Á thế kỷ XVI – XVII, NXB Thế Giới, Tr. 89 – 103.

C.B. Maybon (2011), Những người châu Âu ở xứ An Nam, Dịch giả Nguyễn Thừa Hỷ, NXB Thế giới.

Vũ Duy Mền (1988), “Ngoại thương Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, 292/2002, Tr. 60-68.

G. Tabule, Công ty Ấn Độ và Đông Dương, Tư liệu dịch, khoa Sử, Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tana, Li (1999), Xứ Đàng Trong lịch sử kinh tế - xã hội thế kỷ XVII – XVIII, NXB Trẻ - Hà Nội.

Thành Thế Vỹ (1961), Ngoại thương Việt Nam thế kỷ XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX, NXB Sử học.

Manguin, Pierre-Yves (1972), Les Portugais sur les côtes du Viet-Nam et du Champa, L’école Française d’Extrême-Orient, Paris.

Published

2016-07-08