GIỚI HẠN THÂN PHẬN CON NGƯỜI VÀ MOTIF TỰ TỬ TRONG TRUYỆN NÔM BÁC HỌC

Authors

  • Nguyễn Quang Huy trường đại học sư phạm - đại học Đà Nẵng

Abstract

Truyện Nôm bác học đã và đang được quan tâm soi chiếu từ nhiều hướng, nhiều phương pháp. Trong quá trình quan sát và khảo tả, phân tích đối tượng này, chúng tôi thấy có sự lặp lại đáng chú ý hiện tượng thân phận con người. Đó là một thế giới phơi mở hai trung tâm nhận thức đặc biệt về thế giới sống: thân và tâm. Có cảm giác như các nhân vật bộc lộ hết những nếm trải của nó theo một cách rất đặc biệt để hướng về khẳng định và thể hiện những khát vọng nhân văn. Tuy thế, họ luôn luôn bị giăng bẫy bởi những giới hạn nhất định – những giới hạn thân phận. Có điều lạ lùng là các nhân vật, đặc biệt là nhân vật nữ, lại hướng đến cái chết. Ở bề mặt, có thể coi đó là sự tỏ lòng hoặc sự chống cự giới hạn khắt khe oan nghiệt mà cuộc đời dành cho họ. Nhưng ở chiều sâu, điều này cần được nhìn nhận theo cách khác. Bài biết này, thông qua việc quan sát các nhà phê bình đi trước, chúng tôi muốn hướng đến cách lí giải riêng về vấn đề nhiều thú vị này.

Author Biography

Nguyễn Quang Huy, trường đại học sư phạm - đại học Đà Nẵng

Giảng viên

References

. Đào Duy Anh (1989), Từ điển Truyện Kiều, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

. Benoist, L. (2006) (Hoàng Mai Anh dịch), Dấu hiệu, biểu trưng và thần thoại, Nxb Thế giới, Hà Nội.

. Bruhl, L. (2008) (Ngô Bình Lâm dịch), Kinh nghiệm thần bí và biểu tượng ở người nguyên thuỷ, Nxb Thế giới, Hà Nội.

. Doãn Chính (2009) (biên soạn), Từ điển triết học Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

. Nguyễn Đình Chiểu (1980) (nhóm tác giả dịch và chú giải), Toàn tập, tập 1, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

. Dương Ngọc Dũng - Lê Anh Minh (2003), Triết giáo Đông Phương, Nxb Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh

. Durand, M. (1998), L’univers des truyện nôm, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

. Tạ Đức (2013), Nguồn gốc người Việt người Mường, Nxb Tri thức, Hà Nội.

. Lâm Ngữ Đường (1994), Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

. Gurevich, A. JA. (1998) (Hoàng Ngọc Hiến dịch), Các phạm trù văn hóa trung cổ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

. Đinh Hồng Hải (2014), Nghiên cứu biểu tượng, một số hướng tiếp cận lí thuyết, Nxb Thế giới, Hà Nội.

. La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn (1998), Tuyển tập, tập III, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

. Kiều Thu Hoạch (2007), Truyện Nôm - Lịch sử phát triển và thi pháp thể loại Nxb Giáo dục. Hà Nội.

. Haucourt, G. De. (2005) (Dương Linh dịch), Đời sống thời trung cổ, Nxb Thế giới, Hà Nội.

. Nguyễn Quang Huy (2015) “Nghiên cứu truyện Nôm bác học trên chiều lịch đại - những cách tiếp cận và hướng đến đọc khác”, Tạp chí Đại học Sài Gòn, số 7(32) 2015, tr48-58.

. Trần Đình Hượu (2007), Tuyển tập, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

. Đặng Thanh Lê (1979), Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

. Nguyễn Lộc (2004), Văn học Việt Nam - Nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX, Nxb Giáo dục, H.

. Phan Ngọc (2009), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb Lao động, Hà Nội.

. Lê Văn Quán (1993) (chủ biên), Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14A, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

. Lê Văn Quán (1993) (chủ biên), Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14B, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

. Phạm Thái (1960) (Lại Ngọc Cang khảo thích và giới thiệu), Sơ kính tân trang, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

. Trần Ngọc Vương (2007), Văn học Việt Nam thế kỉ X-XIX, những vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Published

2016-07-08