ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẾ ĐỘ BỔ SUNG THỨC ĂN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VỀ KHỐI LƯỢNG, KÍCH THƯỚC VÀ DUNG TÍCH BỘ MÁY TIÊU HOÁ CỦA BÊ BÚ SỮA TỪ SƠ SINH ĐẾN 12 TUẦN TUỔI

Authors

  • Tạ Nhân Ái Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị
  • Nguyễn Tiến Vởn Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Abstract

Nghiên cứu được tiến hành tại Quảng Trị từ 4/2008 đến 4/2009 nhằm xem xét ảnh hưởng của các chế độ bổ sung thức ăn khác nhau đến sự phát triển của bộ máy tiêu hóa về mặt hình thái và dung tích. Thí nghiệm gồm 25 bê nội, chia làm 4 lô, tương ứng với 4 chế độ nuôi: 1) sữa mẹ, cỏ và thức ăn tinh; 2) sữa mẹ và thức ăn tinh; 3) sữa mẹ và cỏ; và 4) chỉ cho bú sữa (đối chứng). Kết quả cho thấy bổ sung thức ăn cho bê trong thời kỳ bú sữa đã thúc đẩy cơ quan tiêu hóa phát triển cả về khối lượng, cả về dung tich. Trong 3 chế độ bổ sung, bổ sung thức ăn tinh một mình đã thúc đẩy tốt nhất sự phát triển của khối lượng và dung tích ruột. Sau 12 tuần tuổi, khối lượng và dung tích ruột bê được ăn thêm thức ăn tinh (lô B) đã tăng 505 và 183% so với giá trị tương ứng của bê lúc sơ sinh. Ngược lại, khi bổ sung mình cỏ, dạ cỏ nói riêng và 3 dạ trước nói chung có tốc độ phát triển khối lượng và dung tích mạnh nhất. Lúc 4 tuần tuổi, dung tích dạ cỏ của bê bổ sung cỏ là  800 ml, cao hơn 18 % so với đối chứng (675 ml); tương tự lúc 12 tuần tuổi là 3.548 ml so với 2.787 ml, tăng 27%. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung sớm thức ăn cho bê ngay khi sơ sinh có tác dụng thúc đẩy hệ thống tiêu hóa bê phát triển nhanh hơn. Hơn nữa, chế độ bổ sung thức ăn khác nhau đã gây những hiệu ứng khác nhau đến sự phát triển của các bộ phận khác nhau của hệ thống tiêu hóa.



Published

2010-04-09

Issue

Section

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn