ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP KEO LƯỠI MÁC (Acacia crassicarpa) XEN SẮN ĐƯỢC TRỒNG THỬ NGHIỆM TRÊN VÙNG CÁT NỘI ĐỒNG XÃ PHONG HIỀN – HUYỆN PHONG ĐIỀN VÀ XÃ QUẢNG THÁI – HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Abstract

Mô hình nông lâm kết hợp Keo lưỡi mác xen Sắn được đưa vào trồng thử nghiệm trên vùng cát nội đồng của xã Phong Hiền - huyện Phong Điền và xã Quảng Thái – huyện Quảng Điền vào tháng 10/2011 dưới sự phối hợp hỗ trợ, chỉ đạo và hướng dẫn triển khai thực hiện của Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư Thừa Thiên Huế với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Trạm Khuyến Nông Lâm Ngư huyện, và UBND của 2 xã. Kết quả  nghiên cứu chỉ ra rằng cây Keo lưỡi mác trong mô hình thử nghiệm (trồng xen) có khả năng sinh trưởng và thích ứng tốt hơn hẵn so với cây Keo lưỡi mác trồng thuần trên cùng điều kiện đất cát nội đồng tại điểm nghiên cứu; ngoài ra mô hình thử nghiệm này cũng mang lại những hiệu quả ban đầu về cả kinh tế, xã hội và môi trường đáng ghi nhận. Những kết quả được thể hiện trong bài báo này là cơ sở dữ liệu tham khảo quan trọng giúp cho các nhà quản lý có cơ sở để đánh giá, tuyển chọn và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả trên vùng cát nội đồng, góp phần an sinh xã hội và đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái cho các xã ven biển ở TT Huế.

Từ khóa: Mô hình nông lâm kết hợp, trồng xen canh, trồng thuần, hiệu quả kinh tế, cải tạo đất
https://doi.org/10.26459/jard.v91i3.3034