MỐI QUAN HỆ GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NGHIÊN CỨU, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TRIPLE HELIX NHẰM THÚC ĐẨY MỐI QUAN HỆ NÀY TẠI VIỆT NAM

Abstract

Tóm tắt: Mối quan hệ giữa trường đại học (TĐH) và doanh nghiệp (DN) trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ (NC&CGCN) là quá trình tất yếu để đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển cho cả hai bên. Nhiều thành tựu nghiên cứu từ trường đại học được ứng dụng thành công tại các doanh nghiệp và đem lại doanh thu, lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, mối quan hệ này chưa thực sự phát triển so với tiềm lực và kỳ vọng của các bên liên quan do các rào cản phát sinh từ bên ngoài mối quan hệ mà bản thân các bên không thể tự khắc phục và giải quyết được. Để thúc đẩy mối quan hệ này rất cần bên thứ ba là cầu nối tạo môi trường thuận lợi cho các bên phát triển. Bài viết này sẽ phân tích rõ bản chất của mối quan hệ, những lợi ích, rào cản khách quan, chủ quan liên quan đến mối quan hệ để từ đó chỉ ra Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ này phát triển. Mô hình Triple Helix nổi lên như một lý thuyết mới, trong đó tập trung nghiên cứu về mối quan hệ 3 bên giữa trường đại học với doanh nghiệp và chính phủ ở cấp quốc gia và khu vực.

 Từ khóa: mối quan hệ, TĐH, DN, NC&CGCN, Triple Helix

https://doi.org/10.26459/hueuni-jed.v127i5A.5030
PDF (Vietnamese)

References

  1. Aaron J. Shenhar (1993), The PROMIS Project: Industry and University LearningTogether, Int. J. Technology Management, 8, 611–621.
  2. Alan Gilbert (2003) và Lawrence Dooley (2007), University-industry collaboration: Grafting the entrepreneurial paradigm onto academic structures European, Journal of Innovation Management 10 (3), 316–332 .
  3. Association of Technology Managers (2000), Common questions and answers about technology transfer, 12 (2), 30–32.
  4. Cẩm nang hợp tác TĐH và DN trong TĐH định hướng nghề nghiệp ứng dụng, POHE (2016).
  5. Đinh Văn Toàn (2016), Hợp tác TĐH – DN trên thế giới và một số gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh , 32 (4), 69–80.
  6. Etzkowitz, H. (1993), Technology transfer: The second academic revolution, Technology Access Report 6, 7–9.
  7. Etzkowitz, H. and Leydesdorff, L. (1995), The Triple Helix – University–Industry– Government Relations: A Laboratory for Knowledge Based Economic Development, Theme paper for the Triple Helix Conference, Amsterdam, Netherlands. Available from: < http://users.fmg.uva.nl/lleydesdorff/th1/index.htm.
  8. Etzkowitz, H. (2003), Research groups as ‘quasifirms’: the invention of the entrepreneurial university, Research Policy, 32, 109–121.
  9. Etzkowitz, H., Leydesdorff, L. (2000), The dynamics of innovation: from national system and mode 2 to a triple helix of university-industry-government relations, Research Policy, 29, 109–123.
  10. José Guimón (2013), Promoting University-Industry Collaboration in Developing Countries, the innovation policy platform.
  11. Katz, J. S. and Martin, B. R. (1997), What is research collaboration? Research Policy, 26, 1–18 (1).
  12. Koschatzky, K.and Stahlecker, T (2010), New forms of strategic reseach collaboration between firms and universities in the Germen research systerm, international Journal of technology Transfer and Commercialization 9, 94–110.
  13. Lê Trọng Hiếu và các cộng sự (2017), Đề tài nghiên cứu cấp Bộ về mối liên kết giữa TĐH – DN trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
  14. Nguyễn Thị Thu Hằng (2010), Mối quan hệ giữa DN và TĐH, viện nghiên cứu: một nghiên cứu tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh tại Trường ĐH Bách Khoa thuộc ĐH quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
  15. Nguyễn Phương Anh, Quan điểm của các doanh nghiệp trong hợp tác với trường đại học, http://www.tc-consulting.com.vn/vi/thuvien/bai-viet-chuyen-gia/, truy cập ngày 15/8/2016.
  16. Phạm Hồng Trang (2017), liên kết giữa TĐH với viện nghiên cứu và DN trong hoạt động khoa học và công nghệ, JSTPM , 6(1).
  17. Ron Sanchez (1995), Strategic flexibility in product competition, strategic maanagement Journal, 16(1), 135–159.
  18. Saffu, K. and A. Mamman (2000), Contradictions in international tertiary strategic alliances: The case from down under, The International Journal of Public Sector Management, 13(6), 508–518.
  19. Santoro, M. (2000), Success breeds success: the linkage betweenrelationship intensity and tangible outcomes in university industry collaborative ventures, The Journal of High Technology Management Research, 11 (2), 255–273.
  20. Vedovello C. (1998), Firms’ R&D activity and intensity and the university-enterprise partnerships, Technological Forecasting and Social Change, 58 (3), 215–226.