Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ed <p><strong>Quyền Tổng biên tập:</strong> TS. Đỗ Thị Xuân Dung</p> <p><strong>Thư ký tòa soạn:</strong> TS. Trần Xuân Mậu</p> <p><strong>Trưởng ban chuyên san:</strong> PGS. TS. Hoàng Trọng Hùng</p> <p><strong>Thư ký chuyên san:</strong> ThS. Nguyễn Quốc Thiên Hương</p> <p><strong>Điện thoại:</strong> 0234845658 | <strong>Email:</strong> nguyenquocthienhuong@hueuni.edu.vn</p> <p><strong>ISSN 2588-1205</strong></p> <p><a href="http://jos.hueuni.edu.vn/index.php/HUJOS-ED/about/contact">Liên hệ</a> | <a href="http://jos.hueuni.edu.vn/index.php/HUJOS-ED/about/editorialPolicies#focusAndScope">Trọng tâm và Phạm vi</a> | <a href="http://jos.hueuni.edu.vn/index.php/HUJOS-ED/about/submissions#onlineSubmissions">Gửi bài báo</a></p> <hr /> en-US nguyenquocthienhuong@hueuni.edu.vn (Tạp chí Khoa học Đại học Huế) ddhung@hueuni.edu.vn (Dương Đức Hưng) Fri, 28 Jun 2024 09:43:48 +0000 OJS 3.2.1.1 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU BÁO ĐIỆN TỬ VIỆT NAM: TỪ HÀI LÒNG ĐẾN TRUNG THÀNH THƯƠNG HIỆU https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ed/article/view/7462 <p>Nghiên cứu phân tích mối quan hệ phức tạp giữa các yếu tố Nhận thức thương hiệu, Niềm tin thương hiệu, Giá trị cảm nhận, Hài lòng thương hiệu và Trung thành thương hiệu trong bối cảnh thương hiệu báo điện tử ở Việt Nam dựa trên lý thuyết về mô hình tài sản thương hiệu CBBE (Customer-based Brand Equity). Dữ liệu điều tra được thu thập bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đối với 303 độc giả số của các trang báo điện tử phố biến nhất hiện nay như: VnExpress, Dân trí, VietNamNet, Tuổi Trẻ và Thanh Niên. Dữ liệu thu thập được làm sạch, xử lý và tiến hành phân tích mô hình cấu trúc PLS-SEM bằng công cụ SmartPLS. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp một cơ sở thực chứng về tác động tích cực của các nhân tố ảnh hưởng đến sự trung thành thương hiệu và vai trò trung gian của sự hài lòng thương hiệu trong bối cảnh thương hiệu báo điện tử ở Việt Nam, từ đó đóng góp vào cơ sở lý thuyết về mô hình tài sản thương hiệu.</p> Nguyễn Hồng Quân, Nguyễn Thuỳ Linh, Tống Bảo Ngọc, Nguyễn Dương Thùy Linh, Hoàng Thị Minh Nguyệt Bản quyền (c) 2024 Nguyen Hong Quan, Nguyen Thuy Linh, Tong Bao Ngoc, Nguyen Duong Thuy Linh, Hoang Thi Minh Nguyet https://creativecommons.org/licenses/by-sa/4.0 https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ed/article/view/7462 Fri, 28 Jun 2024 00:00:00 +0000 HÀNH VI MUA ĐẶC SẢN VÀ HÀNG LƯU NIỆM CỦA KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA KHI ĐẾN HUẾ https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ed/article/view/7344 <p>Nghiên cứu về hành vi mua sắm của khách du lịch đối với các sản phẩm đặc sản và hàng lưu niệm luôn là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực đối với ngành du lịch địa phương. Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên dữ liệu thu thập thông qua khảo sát bằng bảng hỏi cấu trúc với sự tham gia của 200 khách du lịch nội địa khi đến Huế. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm hành vi mua sắm cũng như xác định được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định mua đặc sản và hàng lưu niệm của khách du lịch nội địa khi đến Huế. Theo thứ tự từ cao đến thấp, các yếu tố sau được xác định có ảnh hưởng đến hành vi của du khách: (1) phân phối, (2) sản phẩm, (3) giá cả, (4) giá trị cảm xúc, và (5) nhóm tham khảo.</p> Trần Thị Ngọc Liên Bản quyền (c) 2024 Tran Thi Ngoc Lien https://creativecommons.org/licenses/by-sa/4.0 https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ed/article/view/7344 Fri, 28 Jun 2024 00:00:00 +0000 CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ CỦA DOANH NGHIỆP KHÁCH SẠN THỪA THIÊN HUẾ TRONG QUẢN LÝ KHỦNG HOẢNG: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP COVID-19 https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ed/article/view/7378 <p>Các biện pháp y tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 như hạn chế đi lại và cách ly đã gây ra những khó khăn nghiêm trọng cho ngành du lịch và khách sạn. Điều này đòi hỏi các chiến lược ứng phó khẩn cấp nhằm giúp các doanh nghiệp khách sạn ứng phó và phục hồi sau những tác động tiêu cực mà khủng hoảng mang lại. Dựa trên khung lý thuyết quản lý khủng hoảng đại dịch, nghiên cứu này khám phá các chiến lược ứng phó trong quản lý khủng hoảng của các doanh nghiệp khách sạn ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Dữ liệu định tính được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn sâu bán cấu trúc với 15 nhà quản lý khách sạn, sau đó phân tích theo chủ đề đã khám phá các chiến lược ứng phó của các khách sạn bao gồm: (1) chiến lược tiết kiệm và sống sót, (2) chiến lược “ngủ đông” hoặc chuyển đổi dịch vụ, (3) chiến lược phục hồi và đổi mới. Nghiên cứu này có ý nghĩa vì đây là nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên khám phá chiến lược ứng phó của doanh nghiệp khách sạn dựa vào khung quản lý khủng hoảng đại dịch, có thể hữu ích cho các nhà quản lý khách sạn lên kế hoạch cho các cuộc khủng hoảng tiếp theo.</p> Nguyễn Thị Minh Nghĩa, Trần Hữu Tuấn Bản quyền (c) 2024 Nguyen Thi Minh Nghia, Tran Huu Tuan https://creativecommons.org/licenses/by-sa/4.0 https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ed/article/view/7378 Fri, 28 Jun 2024 00:00:00 +0000 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẶT PHÒNG TRỰC TUYẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH TRÊN BOOKING.COM TẠI CÁC KHÁCH SẠN 4 SAO Ở THÀNH PHỐ HUẾ https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ed/article/view/7429 <p>Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đặt phòng trực tuyến của khách du lịch trên Booking.com tại các khách sạn 4 sao ở thành phố Huế và đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố. Số liệu được thu thập thông qua khảo sát trực tiếp 175 khách du lịch nội địa đã đặt phòng tại các khách sạn 4 sao ở thành phố Huế trên kênh Booking.com. Phương pháp phân tích hồi quy đa biến được sử dụng để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đặt phòng trực tuyến của du khách. Kết quả cho thấy, quyết định đặt phòng chịu ảnh hưởng bởi sáu yếu tố, bao gồm: sản phẩm và dịch vụ, giá cả - khuyến mãi - lợi ích khác, hình ảnh và thông tin khách sạn cung cấp, chính sách thay đổi và hủy phòng, thanh toán và đánh giá trực tuyến.<em> </em>Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định đặt phòng là đánh giá trực tuyến. Từ đó, một số khuyến nghị được đề xuất nhằm giúp các khách sạn 4 sao ở thành phố Huế cải thiện và phát triển kinh doanh trực tuyến trên Booking.com.</p> Võ Thị Ngân, Phạm Đinh Khang Bản quyền (c) 2024 Vo Thi Ngan, Pham Dinh Khang https://creativecommons.org/licenses/by-sa/4.0 https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ed/article/view/7429 Fri, 28 Jun 2024 00:00:00 +0000 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH ĐẾN CHẤP NHẬN RỦI RO: TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ed/article/view/7472 <p>Nghiên cứu xem xét tác động của các đặc điểm giám đốc điều hành (CEO) đến chấp nhận rủi ro của các công ty. Dữ liệu đặc biệt được thu thập thủ công từ các báo cáo thường niên của các công ty phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010–2020 và được phân tích thông qua các kỹ thuật ước lượng khác nhau nhằm xác định tính phù hợp của kết quả. Các phát hiện cho thấy có mối liên quan đáng kể giữa đặc điểm cá nhân của CEO với chấp nhận rủi ro của các công ty. Cụ thể, kinh nghiệm của CEO ảnh hưởng tích cực trong khi độ tuổi có ảnh hưởng tiêu cực đến chấp nhận rủi ro. Bên cạnh đó, các nữ CEO e ngại rủi ro đáng kể so với nam đồng nghiệp. Tuy nhiên, không có đủ cơ sở để kết luận rằng trình độ học vấn của CEO có ảnh hưởng đến việc chấp nhận rủi ro. Cuối cùng, nghiên cứu cung cấp những bằng chứng thực nghiệm tin cậy cho các công ty trong việc lựa chọn CEO nhằm giảm thiểu vấn đề đại diện, đảm bảo lợi ích của cổ đông; đồng thời là chỉ dấu cho các nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định phù hợp.</p> Nguyễn Hồ Phương Thảo Bản quyền (c) 2024 Nguyen Ho Phuong Thao https://creativecommons.org/licenses/by-sa/4.0 https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ed/article/view/7472 Fri, 28 Jun 2024 00:00:00 +0000 NGHIÊN CỨU HÀNH VI VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TẠI VIỆT NAM https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ed/article/view/7234 <p>Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp (yếu tố bên ngoài doanh nghiệp), và yếu tố áp lực đạo đức từ quản lý (yếu tố bên trong doanh nghiệp) lên hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại Việt Nam. Bên cạnh đó, yếu tố quản trị nguồn nhân lực hướng tới mục tiêu tốt đẹp chung được đưa vào nghiên cứu làm yếu tố trung gian giữa áp lực đạo đức từ quản lý và hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Với quy mô mẫu gồm 152 nhân viên kế toán, kết quả mô hình hồi quy cho thấy chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp có tác động ngược chiều lên hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra, áp lực đạo đức từ quản lý có tác động ngược chiều đến quản trị nguồn nhân lực hướng tới mục tiêu tốt đẹp chung của công ty. Đồng thời, quản trị nguồn nhân lực hướng tới mục tiêu tốt đẹp chung làm biến trung gian toàn phần trong mối quan hệ giữa áp lực đạo đức từ quản lý và hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp của kế toán. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao giá trị đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên kế toán.</p> Đỗ Thị Hồng Cân, Hồ Thị Thúy Nga Bản quyền (c) 2024 Do Thi Hong Can, Ho Thi Thuy Nga https://creativecommons.org/licenses/by-sa/4.0 https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ed/article/view/7234 Fri, 28 Jun 2024 00:00:00 +0000 TRẢI NGHIỆM CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC: MỘT NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC HUẾ https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ed/article/view/7473 <p>Nghiên cứu này nhằm phân tích những trải nghiệm của sinh viên đối với giáo dục đại học tại Trường Đại học Kinh tế, Đại Học Huế. Thông qua việc tiếp cận 148 sinh viên đã tốt nghiệp và sử dụng kỹ thuật thống kê mô tả, nghiên cứu đã làm rõ được hành trình trải nghiệm của sinh viên tại trường và các điểm chạm thông qua 3 giai đoạn bao gồm trước khi nhập học, trong suốt quá trình học và sau khi tốt nghiệp. Kết quả đã cho thấy sinh viên có những ấn tượng tốt đối với nhà trường tương ứng với mỗi một giai đoạn trải nghiệm, bên cạnh đó, cũng còn những trải nghiệm chưa thật sự được đánh giá cao. Nghiên cứu cũng đã đưa ra một số hàm ý quản trị cho nhà trường trong việc nâng cao trải nghiệm cho sinh viên trong tương lai đối với giáo dục đại học.</p> Hồ Thị Hương Lan Bản quyền (c) 2024 Ho Thi Lan Huong https://creativecommons.org/licenses/by-sa/4.0 https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ed/article/view/7473 Fri, 28 Jun 2024 00:00:00 +0000 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ QUẢN TRỊ TUÂN THỦ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CỦA NHÂN VIÊN TẠI HỆ THỐNG CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Ở THỪA THIÊN HUẾ https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ed/article/view/7369 <p>Tuân thủ quy trình nghiệp vụ là yếu tố then chốt cho sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chính. Việc áp dụng giải pháp quản trị tuân thủ quy trình nghiệp vụ (BPCM) là cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo minh bạch trong quản lý. Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống BPCM tại chi nhánh VietinBank ở Thừa Thiên Huế, dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) mở rộng. Các yếu tố mở rộng bao gồm nhận thức tính hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, mức độ đổi mới và nhận thức rủi ro. Dữ liệu thu thập từ nhân viên ngân hàng được phân tích bằng các phương pháp thống kê mô tả, Cronbach's alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), và phân tích hồi quy. Kết quả cho thấy nhận thức về tính hữu ích và dễ sử dụng tác động tích cực đến ý định sử dụng BPCM, trong khi nhận thức rủi ro ảnh hưởng tiêu cực. Đặc biệt, mức độ đổi mới là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định ý định sử dụng.</p> Hà Ngọc Long, Lê Văn Phúc, Trương Tấn Quân, Đỗ Sông Hương, Nguyễn Hoàng, Thái Thị Vân Anh Bản quyền (c) 2024 Ha Ngoc Long, Le Van Phuc, Truong Tan Quan, Do Song Huong, Nguyen Hoang, Thai Thi Van Anh https://creativecommons.org/licenses/by-sa/4.0 https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ed/article/view/7369 Fri, 28 Jun 2024 00:00:00 +0000 ẢNH HƯỞNG CỦA THUỘC TÍNH CÔNG NGHỆ ĐẾN TRẢI NGHIỆM DU LỊCH THÔNG MINH CỦA DU KHÁCH: TỔNG QUAN TÀI LIỆU https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ed/article/view/7351 <p>Nghiên cứu này cung cấp tổng quan tài liệu có hệ thống về sự phát triển và bối cảnh của trải nghiệm du lịch được hỗ trợ bởi công nghệ. Kết quả cho thấy chủ đề này có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây và tập trung tại các quốc gia phát triển; các nghiên cứu thực hiện với nhiều chủ đề khác nhau, điển hình là nghiên cứu về điểm đến du lịch thông minh, hệ sinh thái du lịch thông minh, các loại hình công nghệ ứng dụng trong các lĩnh vực du lịch và hành vi của khách du lịch. Kết quả phân tích nội dung cho thấy các thuộc tính công nghệ du lịch thông minh được đề cập chủ yếu là: tính thông tin, khả năng tiếp cận, tính tương tác, tính cá nhân hóa và tính bảo mật trong việc nâng cao trải nghiệm du lịch. Các thuộc tính chính của trải nghiệm du lịch thông minh khác với trải nghiệm du lịch truyền thống về: tính thẩm mỹ, sự hiện diện của thực tế ảo/ tăng cường, tính hữu ích, tính dễ sử dụng, trải nghiệm khoái lạc, sự thích thú, lợi ích niềm tin trong chuyến du lịch và khả năng học hỏi. Kết quả nghiên cứu có tầm quan trọng trong việc định hình các hướng nghiên cứu trong tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh trải nghiệm du lịch thông minh ở các quốc gia mới nổi.</p> Huỳnh Diệp Trâm Anh, Hà Nam Khánh Giao, Mai Lệ Quyên Bản quyền (c) 2024 Huynh Diep Tram Anh, Ha Nam Khanh Giao, Mai Le Quyen https://creativecommons.org/licenses/by-sa/4.0 https://jos.hueuni.edu.vn/index.php/hujos-ed/article/view/7351 Fri, 28 Jun 2024 00:00:00 +0000