ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM CHITOSAN ĐẾN KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH MỐC XANH (Penicillium digitatum) HẠI CAM SAU THU HOẠCH

Authors

  • Nguyễn Thị Thuỷ Tiên Trường Đại Học Nông Lâm
  • Lê Thanh Long Trường ĐH Nông Lâm
  • Trần Thị Thu Hà Trường ĐH Nông Lâm
  • Nguyễn Hiền Trang Trường ĐH Nông Lâm
  • Nguyễn Minh Hiếu Trường ĐH Nông Lâm

Abstract

Chủng Penicillium digitatum P4 phân lập từ các mẫu cam có vết bệnh mốc xanh điển hình được sử dụng để nghiên cứu khả năng kháng nấm của chế phẩm chitosan ở điều kiện in vitroin vivo. Kết quả các thí nghiệm đều cho thấy P. digitatum P4 rất nhạy cảm với chitosan, hiệu lực ức chế tăng khi nồng độ chitosan tăng. Ở các thí nghiệm in vitro, ảnh hưởng của chitosan lên P.digitatum P4 được đánh giá thông qua đường kính tản nấm và sinh khối khô. Giá trị EC50 (the 50% effective concentration value, giá trị nồng độ có khả năng ức chế ít nhất 50% sự phát triển của nấm) đạt được 52,67% và 50,18% trên hai môi trường tương ứng là PDA và PDB khi xử lý với chitosan nồng độ 0,05%. Ngoài khả năng ức chế sự sinh trưởng của nấm mốc xanh, chitosan còn làm biến đổi hình thái của chúng khi nuôi cấy trên môi trường PDA. Mẫu cam sau khi lây bệnh nhân tạo bằng P.digitatum P4 với nồng độ 105 bào tử/ml được xử lý chitosan với các nồng độ 0,5%, 1%, 1,5% và 2% cho thấy tỷ lệ bệnh và mức độ tiến triển bệnh thấp hơn so với mẫu đối chứng (xử lý với nước cất). Nồng độ ức chế EC50 nằm trong khoảng nồng độ 1,5% đến 2,0% với hiệu lực ức chế lần lượt là 44,38% và 65,21%.

Author Biographies

Nguyễn Thị Thuỷ Tiên, Trường Đại Học Nông Lâm

Giáo viên

Lê Thanh Long, Trường ĐH Nông Lâm

ThS. Giảng viên

References

Ali A., Anthracnose incidence, biochemical changes, postharvest quality and gas exchange of chitosan - coated Papaya, Thesis Submitted to the School of Graduate Studies, University Putra Malaysia, 2006.

Al-Hetar M. Y., Zainal Abidin M. A., Sariah M., Wong M. Y., Antifungal activity of chitosan against Fusarium oxysporum f. sp. cubense, Journal of Applied Polymer Science, Vol. 120, (2011), 2434-2439.

Badawy M. E. I., and Rabea E. I., A biopolymer chitosan and its derivatives as promising antimicrobial agents against plant pathogens and their applications in crop protection, International Journal of Carbohydrate Chemistry, (2011), pp. 1-29.

Bautista-Baños S., Hernández-Lauzardo A. N., Velázquez-del Valle M. G., Hernández-López M., Bosquez-Molina E., Wilson C. L., Chitosan as a potential natural compound to control pre and postharvest diseases of horticultural commodities, Crop Protection 25: (2006), 108-118.

Campbell L.L, Madden L.V , Spatial aspects of plant disease epidemics II: analysis of spatial pattern,. In Introduction to plant Diseease Epidemiology 1: (1990), 289 – 238.

Chien P.J., Chou C.-C., Antifungal activity of chitosan and its application to control post-harvest quality and fungal rotting of Tankan citrus fruit (Citrus tankan Hayata), Journal of the Science of Food and Agriculture 86: (2006), 1964-1969.

Fajardo J. E., McCollum T. G., McDonald R. E., Mayer R. T., Differential induction of proteins in orange flavedo by biologically based elicitors and challenged by Penicillium digitatum Sacc. Biological control 13, (1998), 143–151.

Jitareerat P., Sudkanueng P., Sirichaikanlayanarat, Somsiri S., Effect of chitosan on ripening, enzymatic activityand disease development in mango (Mangifera indica) fruit, New Zealand Journal of Crop and Horticultural Science 35: (2007), 211-218.

Korrsten L., Taverner P., Citrus, Crop Post-Harvest: Science and Technology, First Eddtion, pp. 43-78, 2012.

Vũ Triệu Mân, Giáo trình bệnh cây chuyên khoa, trường Đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội, 2007.

Meng X., Yang L., Kennedy J. F., Tian S., Effects of chitosan and oligochitosan on growth of two fungal pathogens and physiological properties in pear fruit, Carbohydrate Polymers 81: (2010), 70-75.

Muñoz Z., Moret A., Garcés S., Assessment of chitosan for inhibition of Colletotrichum sp. on tomatoes and grapes, Crop Protection 28: (2009), 36-40.

Pitt J. I. and Hocking A. D., Penicillium and related genera, Fungi and Food Spoilage – 3rd Edition, pp. 241-243, 2009.

Published

2014-07-01