ĐẶC TRƯNG CÁC QUẦN XÃ THỰC VẬT VÙNG ĐẤT CÁT NỘI ĐỒNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Authors

  • Trương Thị Hiếu Thảo Khoa Sinh- Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
  • Hồ Đắc Thái Hoàng Viện Tài nguyên và Môi trường - Đại học Huế
  • Nguyễn Khoa Lân Khoa Sinh - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế

Abstract

Thảm thực vật tự nhiên vùng đất cát nội đồng tỉnh Thừa Thiên Huế phân bố trên hai dạng lập địa chính đó là dạng đất cát khô hoàn toàn ở địa hình cao và dạng đất cát bán ngập ở ven trằm, vùng trũng. Nghiên cứu đặc trưng của các quần xã thực vật vùng đất cát nội đồng tỉnh Thừa Thiên Huế với mục tiêu xác định các quần xã thực vật điển hình theo dạng lập địa làm cơ sở cho các nghiên cứu phục hồi trong tương lai. Căn cứ vào ưu thế sinh thái trong tổ thành loài, cấu trúc tầng thứ, dạng sống của thực vật trong từng dạng địa hình, thổ nhưỡng, thảm thực vật tự nhiên vùng cát nội đồng được xác định thành 6 quần xã thực vật theo các dạng lập địa đã phân lập: trên đất cát khô có hai kiểu quần xã đó là (1) quần xã cây gỗ, cây bụi và (2) quần xã cỏ; trên đất cát bán ngập nước, ven trằm hoặc vùng cát trũng gồm bốn kiểu quần xã đó là (3) quần xã Tràm ven trằm, (4) quần xã cỏ ẩm ven trằm, (5) quần xã cây gỗ lớn vùng cát trũng và (6) quần xã cây bụi nhỏ vùng cát trũng. Như vậy sự đa dạng của các quần xã thực vật ở các vùng nghiên cứu phản ánh tính chất đặc trưng của môi trường vùng đất cát nội đồng tỉnh Thừa Thiên Huế.

Author Biographies

Trương Thị Hiếu Thảo, Khoa Sinh- Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế

Trưởng bộ môn Thực vật, Khoa Sinh - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế

Hồ Đắc Thái Hoàng, Viện Tài nguyên và Môi trường - Đại học Huế

Phó viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường - Đại học Huế

Nguyễn Khoa Lân, Khoa Sinh - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế

Giảng viên - Khoa Sinh - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế

References

Nguyễn Tiến Bân (1997). Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

Nguyễn Tiến Bân (Chủ biên) (2003-2005). Danh lục các loài Thực vật Việt Nam (Tập II, III), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Võ Văn Chi, Trần Hợp (1999-2003). Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Tập I, II), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Hồ Chín (chủ biên), (2005). Báo cáo tổng hợp: “Điều tra đánh giá tiềm năng đất đai vùng cát nội đồng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển Nông- Lâm- Ngư nghiệp”, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế.

Hoàng Chung (2004). Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Phan Thị Thuý Hằng, Nguyễn Nghĩa Thìn, (2008). Sự đa dạng về nguồn tài nguyên thực vật ở vùng cát huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật lần thứ 3, Viện Sinh Thái và Tài nguyên SV, Viện Khoa học- Công nghệ Việt Nam.

Phạm Hoàng Hộ (1999-2000). Cây cỏ Việt Nam (Quyển I, II, III), Nxb Trẻ, TP HCM.

Lê Văn Thăng (chủ nhiệm), (2009). Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh: “Quy hoạch lại sản xuất và đề xuất một số mô hình Nông- Lâm- Ngư nghiệp theo hướng bền vững ở vùng cát nội đồng hai huyện Phong Điền và Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế”, Sở Khoa học và Công Nghệ Thừa Thiên Huế, tr 5- 23.

Nguyễn Nghĩa Thìn (2008). Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, (2005) Dư địa chí Thừa Thiên Huế- phần Tự nhiên, Nxb Khoa học và xã hội Thừa Thiên Huế.

Published

2015-10-03

Issue

Section

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn