ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ THẢM CỎ BIỂN TỪ NGUỔN ẢNH ĐA PHỔ LANDSAT 8 TẠI ĐẦM LẬP AN, THỪA THIÊN HUẾ

Authors

  • Hà Nam Thắng Trường Đại học Nông lâm
  • Hồ Thị Trang

Abstract

Cỏ biển là một trong số hệ sinh thái dưới nước có năng suất sinh học cao và cung cấp các dịch vụ sinh thái thiết yếu cho con người. Tuy nhiên, các thảm cỏ biển trên thế giới nói chung và Việt Nam đang đứng ở trong tình trạng suy giảm nghiêm trọng về cả diện tích và sinh cảnh phân bố. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm ra hướng tiếp cận hiệu quả trong việc lập bản đồ phân bố, đánh giá hiện trạng, hướng tới quản lý bền vững nguồn lợi cỏ biển ở đầm Lập An. Chỉ số bất biến theo độ sâu và kĩ thuật phân tích thành phần chính được sử dụng nhằm loại bỏ ảnh hưởng của cột nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy bản đồ phân bố cỏ biển có thể được thành lập từ nguồn ảnh đa phổ Landsat 8 với độ chính xác chung đạt 80,612% và hệ số Kappa đạt 0,71. Diện tích cỏ biển được ước tính khoảng 47,34ha năm 2015, tiếp tục giảm so với 58,4ha năm 2010. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số vấn đề kĩ thuật cần đưọc giải quyết để có thể ứng dụng nguồn ảnh Landsat 8 trong công tác quản lý các nguồn tài nguyên thủy sinh vật.

Từ khóa: cỏ biển, DII, Landsat 8, PCA, Lập An, đầm phá

References

B. D. Russell, S. D. Connell, S. Uthicke, N. Muehllehner, K. E. Fabricius, and J. M. Hall-Spencer, (2013), “Future seagrass beds: Can increased productivity lead to increased carbon storage?,” Mar. Pollut. Bull., vol. 73, no. 2, pp. 463–469.

D. P. Roy, M. A. Wulder, T. R. Loveland, W. C.E., R. G. Allen, M. C. Anderson, D. Helder, J. R. Irons, D. M. Johnson, R. Kennedy, T. A. Scambos, C. B. Schaaf, J. R. Schott, Y. Sheng, E. F. Vermote, A. S. Belward, R. Bindschadler, W. B. Cohen, F. Gao, J. D. Hipple, P. Hostert, J. Huntington, C. O. Justice, A. Kilic, V. Kovalskyy, Z. P. Lee, L. Lymburner, J. G. Masek, J. McCorkel, Y. Shuai, R. Trezza, J. Vogelmann, R. H. Wynne, and Z. Zhu, (2014), “Landsat-8: Science and product vision for terrestrial global change research,” Remote Sens. Environ., vol. 145, pp. 154–172.

F. Tuya, R. Haroun, and F. Espino, (2014), “Economic assessment of ecosystem services: Monetary value of seagrass meadows for coastal fisheries,” Ocean Coast. Manag., vol. 96, pp. 181–187.

H. N. Thang and T. P. Hoang Son, (2014), “A Comparison of Bottom Reflectance Index and Depth Invariant Index Method for Detecting Seagrass canopies in Lap An lagoon, Thua Thien - Hue.,” J. Agric. Rural Dev., pp. 218–226.

J. W. Fourqurean, C. M. Duarte, H. Kennedy, N. Marbà, M. Holmer, M. A. Mateo, E. T. Apostolaki, G. A. Kendrick, D. Krause-Jensen, K. J. McGlathery, and O. Serrano, (2012), “Seagrass ecosystems as a globally significant carbon stock,” Nat. Geosci., vol. 5, no. 7, pp. 505–509.

R. K. F. Unsworth, M. van Keulen, and R. G. Coles, (2014), “Seagrass meadows in a globally changing environment,” Mar. Pollut. Bull., vol. 83, no. 2, pp. 383–386.

S. C. J. Palmer, T. Kutser, and P. D. Hunter, (2015), “Remote sensing of inland waters: Challenges, progress and future directions,” Remote Sens. Environ., vol. 157, pp. 1–8.

T. Van Tuyen, D. Armitage, and M. Marschke, (2010), “Livelihoods and co-management in the Tam Giang lagoon, Vietnam,” Ocean Coast. Manag., vol. 53, no. 7, pp. 327–335.

V. Klemas, (2013), “Fisheries applications of remote sensing: An overview,” Fish. Res., vol. 148, pp. 124–136.

Y.-H. Huang, C.-L. Lee, C.-Y. Chung, S.-C. Hsiao, and H.-J. Lin, (2015), “Carbon budgets of multispecies seagrass beds at Dongsha Island in the South China Sea,” Mar. Environ. Res., vol. 106, pp. 92–102.

Published

2015-09-01

Issue

Section

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn