XÁC ĐỊNH SỰ HIỆN DIỆN CỦA GEN KHÁNG RẦY NÂU (NILARPAVATA LUGENS STAL) Ở MỘT SỐ GIỐNG LÚA (ORYZA SATIVA L.)

Authors

  • Phạm Thị Thanh Mai
  • Nguyễn Thị Như Ý Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
  • Hoàng Thị Kim Hồng Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

Abstract

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chỉ thị phân tử STS BpE18-3 liên kết với gen bph1, chỉ thị KAM4 liên kết với gen bph2 và chỉ thị RG457 liên kết với gen bph10 để xác định sự hiện diện của 3 gen bph1, bph2 và bph10 trong các giống lúa IRRI 352, BG 367-2, Sài Đường Kiến An, Lốc Nước. Đây là những giống lúa có khả năng kháng rầy nâu, đã được Trung tâm Tài nguyên Thực vật, viện Khoa học Nông Nghiệp, Hà Nội, đánh giá và xếp loại về khả năng kháng rầy. Các giống lúa này được đưa về trồng ở Thừa Thiên Huế vào vụ Hè Thu năm 2010, thông qua việc theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển và đánh giá một số chỉ tiêu liên quan đến năng suất và phẩm chất, chúng tôi tiến hành thăm dò sự hiện diện của các gen kháng rầy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các giống IRRI 352, BG 367-2, Sài Đường Kiến An, Lốc Nước đều có sự diện diện của gen bph1. Ba giống IRRI 352, BG 367-2, Lốc Nước có sự hiện diện của gen bph2. Giống BG 367-2 có sự hiện diện của gen bph 10. Bốn giống lúa này là nguồn vật liệu quan trọng trong việc phát triển và lai tạo các giống lúa kháng rầy nâu, có năng suất cao ở Thừa Thiên Huế.

Từ khóa: chỉ thị phân tử, gen kháng rầy nâu, lúa kháng rầy, quần thể rầy nâu.

References

. Nguyễn Thị Lang, Nghiên cứu sử dụng công nghệ tế bào và kỹ thuật chỉ thị phân tử phục vụ chọn tạo giống cây trồng, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam, 2005.

. Lê Thị Muội, Đinh Thị Phòng, Nghiên cứu sử dụng công nghệ tế bào và kỹ thuật chỉ thị phân tử phục vụ chọn tạo giống cây trồng, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2004.

. Huang N, Angeles ER, Domigo J, Pyramiding of bacterial blight resistance genes in rice: Marker assisted selection using RFLP and PCR, Theor Appl Genet, 95(3), (1997), 313-320.

. [Inger – IRRI, Standard evaluation system for rice, Genetic Resources Centre, Manila, Philippine, 1996.

. Jena KK, Kim SM, Current satus of brown planthopper (BPH) resistance and genetics, Rice, 3, (2010), 161-171.

. Kang TJ, Loc NH, Jang MO, Jang YS, Kim YS, Seo JE, Yang MS, Expression of the B subunit of E. coli heat-labile enterotoxin in the chloroplasts of plants and its characterization, Transgenic Research, 12, (2003), 683-691.

. Kim SM, Sohn JK, Identification of a Rice Gene (Bph1) Conferring Resistance to Brown Planthopper (Nilaparvata lugens Stal) Using STS Markers, Molecules Cells, 20(1), (2005), 30-34.

. Lang NT, Brar DS, Khush GS, Huang N, Buu BC, Development of STS markers to indentify brown plant hopper resistance in a segregating population, Omonrice, 7, (1999), 26-34.

. Murai H, Hashimoto Z, Shama PN, Shimuzu T, Murata K, Takumi S, Mori N, Kawasaki S, Nakamaura C, Construction of a high-resolution linkage map of a rice brown planthopper (Nilaparvata lugens Stål) resistance gene bph2, Theor Appl Genet, 103,(2001), 526-532.

. Murai H, Shama PN, Murata K, Hashimoto Z, Ketipearachi Y, Shimuzu T, Takumi S, Mori N, Kawasaki S, Nakamaura C, Construsting linkage maps of brown planthopper resistance genes Bph 1, Bph 2 and Bph 9 on rice chromosome 12, Advances in Rice Genetics 2003, IRRI, Philippins, (2003), 263-265.

. Sharma PN, Torii A, Takumi S, Mori N, Nakamura C, Marker-assisted pyramiding of brown planthopper (Nilaparvata lugens Stal) resistance genes Bph1 and Bph2 on rice chromosome 12, Hereditas, 140(1), (2004), 61-69.

. Zheng K, Hoang N, Bennett J, Khush GS, PCR-Based marker assisted selection in rice breeding, IRRR, 1995.

Published

2013-03-26